(Đơn vị tính: VNĐ)
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2013/2014 2014/2015
1 Lợi nhuận sau thuế 40,170,745 34,567,084 20,723,782 -5,603,661 -13,843,302
2 Doanh thu thuần 15,230,287,106 13,696,884,858 12,572,310,642 -1,533,402,248 -1,124,574,216 3 Tổng tài sản bình quân 4,553,898,071 4,935,288,096 5,207,063,179 381,390,025 271,775,083 4 Vốn chủ sở hữu bình qn 1,901,715,510.5 1,939,084,425.0 1,927,313,613.5 37,368,915 -11,770,812
5 Vịng quay tài sản = (2)/(3) (lần) 3.34 2.78 2.41 -0.57 -0.36
6 Địn bẩy tài chính = (3)/(4) (lần) 2.39 2.55 2.70 0.15 0.16
7 Tỷ suất sinh lời của doanh thu 0.26 0.25 0.16 -0.01 -0.09
(ROS) = (1)/(2) (%)
8 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = 0.88 0.70 0.40 -0.18 -0.30
(1)/(3) = (5)*(7) (%)
9 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 2.11 1.78 1.08 -0.33 -0.71
(ROE) = (1)/(4) = (6)*(8) (%)
(Nguồn: Tác giả tổ ng hợp)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 5: Khả năng sinh lời
3.3.3.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu hay hệ số lãi ròng (ROS) là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết 1,0 đồng doanh thu thuần trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế và đặc biệt quan trọng với nhà quản trị vì nó cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết vai trò và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROS của Công ty Mai Vân trong giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm, cụ thể như sau:
Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là 0.26%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 0.26 đồng lợi nhuận. Đến năm 2014, tỷ suất này giảm đi 0.01% cịn lại 0.25% cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh
có những yếu tố khơng khả quan. Đến năm 2015, chỉ số này tiếp tục giảm, còn 0.16%, giảm 0.09% so với năm 2014. Chỉ số này giảm nhanh trong giai đoạn 2014-2015 có thể giải thích do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu. Có thể thấy trong giai đoạn này cơng ty cần có những chính sách và biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lý để kiểm sốt được các khoản mục chi phí hiệu quả hơn.
3.3.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng trong việc sử dụng, phân phối, quản lý vốn và tài sản. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản của công ty. Tương tự chỉ tiêu ROS, ROA của Cơng ty Mai Vân trong giai đoạn 2013-2015 cũng có xu hướng giảm. Năm 2013 ROA của Công ty Mai Vân là 0.88%, tức là với 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 0.88 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2014, ROA của Công ty Mai Vân là 0.70%, giảm 0.18% so với năm 2013. Năm 2015 chỉ số này tiếp tục giảm sâu 0.30% so với năm 2014. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty Mai Vân vẫn cịn thấp. Cơng ty cần cải thiện chỉ số ROA này hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.3.3.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây đồng thời còn là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một cơng ty có thể sinh lời trong tương lai. Thơng
thường ROE càng cao càng chứng tỏ khả năng sử dụng nguồn vốn của mình càng hiệu quả, hay đơn giản hơn là cơng ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình hoạt động.
Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy ROE của Cơng ty Cơng ty Mai Vân có xu hướng giảm trong 3 năm nghiên cứu. Năm 2013, ROE của Công ty Mai Vân là 2.11% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư Công ty Mai Vân sẽ tạo ra được 2.11 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2014, chỉ số này giảm xuống còn 1.78% và đến năm 2015 chỉ còn là 1.08%. Đây là một biểu hiện xấu chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giảm xuống. Để nâng cao ROE trong tương lai, Công ty Mai Vân nên tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh, đồng thời tìm cách điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng nâng cao tỷ suất chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ, gia tăng độ vững mạnh và độc lập tài chính
Sử dụng phương pháp Dupont và phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá tỷ suất sinh lời tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty Mai Vân giai đoạn 2010 – 2012 trong mối quan hệ với việc hoạt động sử dụng vốn, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và mức độ sử dụng địn bẩy tài chính. Sự thay đổi của ROA và ROE do tác động của các nhân tố: tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS), vòng quay tài sản và địn bẩy tài chính được tính tốn cụ thể như sau:
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ROE
Theo mơ hình Dupont thì Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) được phản ánh theo phương trình sau:
ROE = Hệ số tài sản trên x Số vòng quay x Suất sinh lời của
Qua phương trình trên ta thấy: Chỉ tiêu Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu sự tác động bởi 3 yếu tố: Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (hay địn bẩy tài chính), Số vịng quay của tài sản và Suất sinh lời của Doanh thu. Cả ba nhân tố trên đều tác động đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo chiều thuận. Nghĩa là khi các nhân tố này tăng sẽ làm suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng và ngược lại.