Đặc điểm về công nghệ và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài: “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA" . potx (Trang 31 - 71)

I. Khái quát tình hình, đặc điểm của công ty sứ Thanh Trì

2. Đặc điểm về công nghệ và tổ chức sản xuất

2.1 . Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất trong công ty Sứ Thanh Trì được chia làm nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có 3 giai đoạn chính là giai đoạn mộc đổ rót, giai đoạn phun men và giai đoạn lò nung. Sau mỗi công đoạn ta thu được các bán thành phẩm, các bán thành phẩm này có thể nhập kho. Bán thành phẩm của công đoạn trước, sau khi được kiểm tra, là đối tượng chế biến của công đoạn tiếp theo. Sản phẩm hoàn thành được chia làm 3 loại A, B và C. Sản phẩm loại A được nhập kho thành phẩm, sản phẩm loại B phải tiến hành nung lại, sản phẩm loại C là phế phẩm, đem loại bỏ.

Đơn đặt hàng

Kế hoạch sản xuất

Nhập nguyên vật liệu

Tạo khuôn Chế tạo hồ Chế tạo men

Tạo hình Sấy mộc Đóng gói Lò nung Dán chữ Phun men Phân loại sản phẩm Nhập kho Kiểm tra Kiểm tra hoàn thiện

Sơ đồ: Quá trình sản xuất của Công ty Sứ Thanh Trì

Nơi thực hiện Phòng KDTT Phòng KDTT Phòng KHĐT Phòng KHĐT + NMSTT Phòng KT - KCS Phòng KT - KCS NMSTT XNSXK NMSTT NMSTT NMSTT NMSTT NMSTT NMSTT NMSTT NMSTT Loại bỏ Loại C Loại B Loại A Không đạt

2.2 . Cơ cấu tổ chức .

Hiện nay, tại nhà máy Sứ Thanh Trì có 2 dây chuyền sản xuất lớn. Dây chuyền 1 có công suất thiết kế 100.000 sản phẩm/năm. Dây chuyền 2 có công suất thiết kế 400.000 sản phẩm/năm. Với quy mô sản xuất lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại như hiện nay, để đảm bảo tính liên tục của sản xuất, các dây chuyền được chia ra làm 5 bộ phận chính (bộ phận nguyên liệu, bộ phận đổ rót, bộ phận chế tạo men, bộ phận phun men và bộ phận lò nung), ngoài ra, còn có các bộ phận phụ và phụ trợ (như bộ phận cơ khí, cơ điện, bộ phận dán chữ...). Các bộ phận này được bố trí, sắp xếp theo kiểu kết hợp (tức là theo kiểu vừa nối tiếp vừa song song) khá hợp lý. Do đó, đã tạo ra được mối quan hệ sản xuất khăng khít, sự tương hỗ lẫn nhau giữa các bộ phận. Có thể thấy được điều này qua Sơ đồ mối liên hệ giữa các bộ phận trong 2 dây chuyền sau :

Nguyên vật liệu

Bộ phận chế tạo men XN. Khuôn mẫu Bộ phận nguyên liệu

Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Bộ phận đổ rót Bộ phận lò nung Bộ phận phun men sửa rửa Hầm sấy mộc 1+2 Đạt Đạt Đạt Không đạt Không đạt Không đạt

2.3 . Sản phẩm:

Hiện nay, công ty Sứ Thanh Trì chuyên sản xuất các loại sứ vệ sinh chất lượng cao mang thương hiệu Viglacera nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Các loại sản phẩm của công ty có màu sắc và mẫu mã khá đa dạng, bao gồm:

 Chậu rửa các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 52.000đ đến 145.000đ.

 Chân chậu các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 88.000đ đến 109.000đ.

 Xí bệt và két nước các loại, đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 256.000đ 527.000đ.

 Xí xổm các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 77.000đ đến 102.000đ.

 Tiểu treo các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 68.000đ đến 103.000đ.

3 . Đặc diểm tổ chức bộ máy quản lý

Trước đây, do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng công nhân còn ít cho nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Song kể từ khi công ty mở rộng quy mô sản xuất thì cơ chế tổ chức kiểu trực tuyến không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh có quy mô lớn. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty đang chuyển dần cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến sang kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo được việc thực hiện chế độ một lãnh đạo, vừa phát huy được quyền dân chủ sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban trong tổ chức.

Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban được quy định như sau:

3.1 . Giám đốc công ty:

Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty do Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng bổ nhiệm. Giám đốc vừa là người đại diện cho Tổng Công ty, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động. Giám đốc là người quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật và toàn thể lao động trong công ty về kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của công ty.

Giám đốc công ty

Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc kinh doanh

Phòng thuật - K C S Phòng Kế ho ạc h - Đầ u t ư Phòng Hàn h c h ín h - N n sự Phòng T ài chính - Kế toá n Phòng K in h doanh ti êu thụ Nhà máy sứ Thanh Trì Xí nghiệp VLXD Việt Trì sản xuất khuôn

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sứ Thanh Trì

Tổng số cán bộ, công nhân viên: 621 Số công nhân : 415 Số lao động quản lý : 115 Số lao động phục vụ : 91

3.2 .Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: là người được Giám đốc công ty đề bạt. Phó Giám đốc này được cử ra để giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh đề bạt. Phó Giám đốc này được cử ra để giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, Phó Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc việc thực hiện công tác bán hàng, chỉ đạo xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm của công ty, tìm kiếm thị trường mới cho các loại sản phẩm của công ty. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm điều hành công ty nếu được uỷ quyền.

* Phòng Tài chính - Kế toán : có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính của công ty; giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế. Có trách nhiệm phải chấp hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết cho Giám đốc công ty.

*

*Phòng Kinh doanh thị trường:

Phòng Kinh doanh thị trường - kết hợp với phòng Kỹ thuật - KCS, Giám đốc Nhà máy Sứ Thanh Trì, Giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn - thực hiện việc soát xét hợp đồng và ký hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám đốc công ty. Lập đơn đặt hàng gửi phòng Kế hoạch - Đầu tư, tiếp xúc khách hàng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng, thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng. Quản lý tiền hàng, cơ sở vật chất mà công ty giao cho.

3

3..33..Phó Giám đốc phụ trách sản xuất :

Phó Giám đốc phụ trách sản xuất cũng là người được Giám đốc công ty đề bạt nhưng được cử ra để giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đặt ra. Điều hành công ty khi Giám đốc vắng mặt nếu được uỷ quyền.

* Phòng Hành chính - Nhân sự : có chức năng chính là tham mưu cho Giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hơp công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của Nhà nước và quy chế của công ty. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tổ chức bảo vệ tài sản và quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ chung của công ty.

* Phòng Kỹ thuật – KCS : có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu trước khi nhập kho, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm trong quá trình sản xuất, phân tích dữ liệu thống kê thu thập được trong quá trình sản xuất, phát hiện sự không phù hợp tại các công đoạn sản xuất trong dây chuyền để khắc phục và phòng ngừa, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm sau mỗi công đoạn chế biến và kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc kỹ thuật sản xuất của công ty. Hàng tháng, phòng phải có báo cáo lên Giám đốc công ty.

* Phòng Kế hoạch - Đầu tư : thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất và thống kê từng ngành hàng, kỹ thuật rồi gửi kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng tháng cho Nhà máy Sứ Thanh Trì và kế hoạch sản xuất khuôn cho Xí nghiệp sản xuất khuôn. Phòng còn có trách nhiệm quản lý kho hoá chất, nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất rồi kiểm tra hàng nhập về. Trong quá trình sản xuất, phòng Kế hoạch - Đầu tư phải kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện để đảm bảo kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Sứ Thanh Trì và Xí nghiệp sản xuất khuôn.

3.4 . Nhà máy Sứ Thanh Trì:

Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất do phòng Kế hoạch - Đầu tư chuyển xuống, nhà máy sẽ tiến hành triển khai kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng và tổng hợp báo cáo kết quả cho Giám đốc và một số phòng ban. Ngoài ra, nhà máy còn có nhiệm vụ phân bổ các nguồn lực được giao, tổ chức kiểm soát việc thực hiện quy trình công nghệ, hướng dẫn công việc trong dây chuyền sản xuất, bảo đảm cho sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, kết hợp với phòng Kỹ thuật - KCS nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất, của thị trường. 3.5 . Xí nghiệp sản xuất khuôn :

Xí nghiệp sản xuất khuôn có nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa khuôn sản phẩm kho Nhà máy Sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch đã giao. Đồng thời nghiên cứu sản xuất các mẫu khuôn mới theo nhu cầu của thị trường, của kế hoạch sản xuất.

4 .Tổ chức công tác kế toán ở công ty sứ Thanh Trì .

Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn (với số vốn lên tới hơn 150 tỷ) và đang làm ăn có hiệu quả, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị nhiều, thường xuyên, liên tục đặc biệt là các nghiệp vụ về vật tư, sản phẩm, hàng hoá, về bán hàng; các thông tin kế toán không chỉ phục vụ Ban Giám đốc công ty mà còn phải báo cáo lên Tổng công ty và một số đối tượng khác bên ngoài... nên khối lượng công tác kế toán ở công ty Sứ Thanh Trì là khá lớn.

Công tác kế toán tại công ty Sứ Thanh Trì được cụ thể hoá thành 10 phần hành kế toán sau:  Kế toán Tài sản cố định.  Kế toán vật tư.  Kế toán thành phẩm  Kế toán bán hàng.

 Kế toán thanh toán.

 Kế toán ngân hàng.

 Kế toán công nợ phải trả.

 Kế toán nợ phải thu

 Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

 Kế toán chi phí, giá thành.

Mặt khác, công ty còn có 2 chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, vửa phân tán - vửa tập trung . Tại 2 chi nhánh ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận kế toán chỉ xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển số liệu về phòng kế toán trung tâm đặt tại trụ sở của công ty.

Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sứ TT Kế toán trưởng

Kế toán tại chi nhánh Đà Nẵng

Kế toán tại chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Kế t o án công n ợ phải trả Kế toán T ài sản cố đ ịn h Kế toán th anh to án Kế toán n gâ n hàng Kế toán t iền l ư ơng Kế t o án v ật tư Kế toá n thành p h ẩm K ế to án n ợ ph ải th u Kế t o án bá n hà ng Kế toán tập h ợp chi ph í và tí n h giá thành

Phòng kế toán trung tâm có 7 người (1kế toán trưởng, 6 kế toán viên). Việc phân công lao động trong phòng như sau:

 1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán công nợ phải trả.

 1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán vật tư kiêm kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

 1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán.

 1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán ngân hàng kiêm kế - toán thành phẩm.

 1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán bán hàng kiêm kế toán nợ phải thu.

 1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.

 Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Giám đốc, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại công ty; điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán; hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp cho các nhân viên kế toán phần hành; thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán.

Quan hệ giữa các lao động trong phòng kế toán trung tâm được thể hiện theo kiểu trực tuyến tham mưu (là kiểu tổ chức mà Kế toán trưởng công ty ngoài việc trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành còn chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp cho các kế toán viên phần hành).

4.1 . Hình thức tổ chức sổ kế toán :

Theo sự thống nhất của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, công ty Sứ Thanh Trì đã và đang áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại công ty. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp giảm bớt công việc ghi chép kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán được rút ngắn, đồng thời làm giảm sai sót, nâng cao năng suất của kế toán. Hiện nay, chương trình kế toán máy của công ty được tổ chức theo hình thức Sổ Nhật ký chung, nên công ty hạch toán theo hình thức Sổ nhật ký chung .

Do áp dụng kế toán máy nên sau khi nhập các dữ liệu từ các chứng từ gốc vào sổ Nhật ký chung, sổ thẻ kế toán chi tiết, khi nhận được lệnh, chương trình sẽ tự động vào Sổ Cái các tài khoản và tổng hợp vào Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết và các Báo cáo tài chính. * Hệ thống sổ sử dụng:

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản.

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết: công ty sử dụng rất nhiều loại sổ thẻ kế toán chi tiết khác nhau được áp dụng theo hình thức Nhật ký chung như Sổ, thẻ tài sản cố định; Thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu;...

4.2 . Tổ chức chứng từ và tài khoản kế toán : *Tổ chức chứng từ kế toán : *Tổ chức chứng từ kế toán :

Công ty Sứ Thanh Trì hầu như chỉ sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính (có sửa đổi với các chứng từ hướng dẫn để phù hợp với hoạt động của công ty). Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ chứng từ của công ty tuân theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ. Các chứng từ này, sau khi đã có đủ các yếu tố cơ bản và kiểm tra, sẽ được vào sổ sách

Một phần của tài liệu Đề tài: “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA" . potx (Trang 31 - 71)