Giải pháp nâng cao việc thực hiện theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn NHÀ nước xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THEO HIẾN PHÁP và PHÁP LUẬT của NHÀ nước VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 35)

CHƯƠNG 1 NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.4. Giải pháp nâng cao việc thực hiện theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam hiện

hiện nay

Hiện nay, trước những thách thức lớn của thời đại xây dựng nền cơng nghiệp hiện đại hóa, tồn cầu hóa và đa sắc tộc, việc nâng cao hiệu quả thi hành theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những then chốt hoàn thiện các chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày một đi lên vững mạnh, cũng như phấn đấu đưa Việt Nam trở thành những đại diện tiêu biểu của thế giới nâng cao đời sống của nhân dân về mọi mặt.

Như đã được trình bày rõ ở mục trên ta có thể dễ dàng nhận thấy được những mặt hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục vậy bước đầu tiên để đi từ lý thuyết đến thực tiễn ta cần xây dựng một hệ thống tư tưởng nhận thức đúng đắn bắt đầu từ trên xuống dưới từ cao đến thấp trong đó việc kiểm sốt qùn lực nhà nước cần được đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình có thể kiểm sốt được việc sử dụng quyền lực nhà nước một cách hiệu quả nhất. Phải xem xét công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình như là một yếu tố cấu thành cốt lõi trong mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách, pháp luật về kiểm sốt qùn lực của bộ máy chính qùn khơng loại trừ một ai.

Ngoài ra, cần yêu cầu về xây dựng, áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, cơng chức, viên chức hành chính củng cố nhận thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Giáo dục, nâng cao ý thức của cán bộ, cơng chức hành chính về thực hiện cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự liêm chính. Mỗi cán bộ, cơng chức hành chính phải coi cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong thi hành cơng vụ là trách nhiệm của mình. Tính liêm chính cịn thể hiện phẩm chất của mỗi người và cần được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, công chức - những người công bộc của nhân

dân và phải gương mẫu trước nhân dân nhằm xây dựng một mối quan hệ vững mạnh giữa nhà nước và nhân dân trong việc thi hành pháp luật.

Trong đó, để củng cố những đề án thi hành như trên trong bộ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, đặc biệt là quy định tại Điều 9, trong đó việc cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuân thủ pháp luật về cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình địi hỏi áp dụng nhiều hình thức cơng khai khác nhau để các chủ thể có thể theo dõi, giám sát bộ máy nhà nước nói chung, các cơ quan hành chính nói riêng. Gần đây nhất có thể nói đến vụ việc kit test Việt Á đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quốc gia trong tình hình dịch COVID-19 đưa nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng đương lúc khan hiếm nguồn nhân lực và tài nguyên quốc gia. Cho tới nay, vụ việc đã được cơng khai xử lý minh bạch và đã có cơng văn hành chính xử phạm các tội nhân liên quan. Pháp luật là một hệ thống công khai như vậy người vi phạm cũng phải bị xử phạt một cách minh bạch khơng chỉ để thể hiện tính tối cao của pháp luật cũng như làm gương cả một hệ thống bộ máy nhà nước và có được niềm tin từ nhân dân.

Pháp luật tồn tại khơng chỉ để kiểm sốt bộ máy nhà nước mà đồng thời còn là cán cân đạo đức đảm bảo một xã hội công bằng dân chủ và văn minh, không mềm dẻo cũng không cứng rắn pháp luật chính là biểu trưng có cả một dân tộc bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Tuy vẫn cịn vài điều thiếu sót trong hệ thống pháp luật khơng thể tránh khỏi như đã được kể trên. Vì vậy việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tham vấn ý kiến người dân và doanh nghiệp về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kết hợp với việc minh bạch hóa q trình chuẩn bị, soạn thảo, trình, ban hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trong những giải pháp bổ sung các khiếm khuyết đó. Đồng thời, ta cần chú trọng rà sốt, hệ thống hóa, cơng bố danh mục tài liệu bí mật nhà nước để ngăn ngừa, hạn chế việc lợi dụng bí mật nhà nước theo ngun tắc: cơng khai là tối đa, bí mật là tối thiểu. Kể cả việc quản lý nhà nước không tách rời thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đối với các chủ thể quản lý. Từ đó, cần hồn thiện khn khổ pháp luật để tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính, cũng như các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các

ngành, các cơ quan, đơn vị hành chính. Phối hợp nhịp nhàng với nhân dân Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa để tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân khi có u cầu giải quyết cơng việc; tạo điều kiện để người dân có thể giám sát và kiểm sốt được hoạt động của cơ quan cơng qùn với phương châm lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo của hiệu quả hành chính cơng. Nhà nước cũng cần duy trì và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động cơ quan hành chính theo tiêu chuẩn ISO hiện đã và đang áp dụng tại một số cơ quan, đơn vị. Và hoàn thiện và thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ để cơng dân có căn cứ giám sát hoạt động của cán bộ, cơng chức và cơ quan hành chính làm trịn nghĩa vụ thi hành theo Hiến pháp và pháp luật của cả hai bên.

Bàn về mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật không thể không nhắc tới sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản biện xã hội

của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội trên thực tế. Ngồi ra, cần phát huy vai trị của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, tạo diễn đàn tranh luận cho công chúng và tạo dư luận để thúc đẩy tiến trình, nội dung minh bạch hóa hoạt động của bộ máy nhà nước căn cứ thep Hiến pháp và pháp luật. Sự tham gia của nhân dân vào quản trị nhà nước không chỉ làm cho các quyết định của Nhà nước được ban hành sát với thực tế, mà còn là cơ sở tăng cường sự minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, cơng chức trong q trình thực thi cơng vụ vì muốn củng cố được sức mạnh của Hiến pháp và pháp luật cần phải củng cố được bộ máy nhà nước xây dựng nhận thức mạnh mẽ giữa bậc lãnh đạo và nhân dân.

Ngoài việc quản lý xã hội bằng pháp luật cịn cần chú ý những cơng cụ khác như đạo đức, tập qn, tín điều tơn giáo... Bởi, giữa chúng ln có mối liên hệ mật thiết với nhau, khơng có cơng cụ nào tồn tại và tác động một cách biệt lập, mỗi cơng cụ ln có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các công cụ quản lý khác. Các công cụ quản lý xã hội luôn dựa vào nhau, hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển vì sự ổn định và trật tự xã hội, vì cuộc sống cộng đồng ổn định, phát triển hướng tới chân, thiện, mỹ. Hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa - một Nhà nước đề cao vị thế của Hiến

pháp và pháp luật trong xã hội, song khơng phải vì thế mà chúng ta xem nhẹ vai trị của các cơng cụ quản lý khác trong xã hội. Pháp luật dù có hồn thiện đến đâu thì cũng khơng thể điều chỉnh được hết và có hiệu quả đối với tất cả các quan hệ xã hội mà vẫn cần phải có sự bổ trợ của các cơng cụ điều chỉnh khác trong xã hội. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu để củng cố và sử dụng một cách hài hoà giữa pháp luật với các công cụ quản lý xã hội khác, phát huy những điểm phù hợp của các công cụ này để hỗ trợ cho thực hiện pháp luật, thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

KẾT LUẬN

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao - xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong đó ta cần nhắc đến bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong nhà nước pháp qùn phải bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người. Cho đến nay Hiến pháp 2013 đã và đang được phát triển đánh dấu rõ nét trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của Hiến pháp và thượng tơn pháp luật. Một đất nước khơng thể có nhà nước pháp quyền đúng nghĩa nếu trên đất nước đó khơng có sự thượng tơn pháp luật mà trước tiên là tính tối thượng của Hiến pháp. Như vậy, việc thi hành các giải pháp nâng cao thực thi theo Hiến pháp và pháp luật là điều cấp thiết dù là trong giai đoạn phát triển lịch sử nào thì các vấn đề liên quan tới tính minh bạch, cơng tâm là điều ln cần được củng cố trong và ngoài bộ máy nhà nước kể cả các doanh nghiệp lớn nhỏ. Mà khơng chỉ thực thi ta cịn phải xử lý nghiêm bất kỳ hành vi nào đi ngược lại với pháp luật để làm gương và chứng minh với thực tiễn pháp luật chưa bao giờ là một văn bản có sức mạnh trong việc giấy tờ mà cịn là phạm trù đạo cơ bản nhất của mỗi con người. Tuy rằng, việc nhận thức và thực hiện tinh thần thượng tôn Hiến

pháp và pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội là một q trình khó khăn và lâu dài tuy vậy trong các hoạt động, nhà nước và xã hội phải luôn khẳng định và bảo đảm sự thống trị của Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của cơng dân đều bị xử lý theo pháp luật. Và đặc biệt củng cố các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với các cơ quan đó. Khơng ngừng quán triệt nguyên tắc “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (L. (2022). Bản chất của nhà nước Cộng hịa XHCN Việt nam là gì ? Lê Minh Trường. https://luatminhkhue.vn/ban-chat-cua-nha-nuoc-cong-hoa-xhcn-viet-nam- la-g/

2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa và một số nhiệm vụ cơ bản thể hiện chức năng xã hội của nhà nước ta. (2018). Học Viện Hành Chính Quốc Gia.

http://philosophy.vass.gov.vn/chinh-tri-xa-hoi/Chuc-nang-cua-nha-nuoc-xa-hoi-chu- nghia-va-mot-so-nhiem-vu-co-ban-the-hien-chuc-nang-xa-hoi-cua-nha-nuoc-ta- 123.0.html

3. Chức năng kinh tế của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Phần 1). (2019). Trần Võ Như Ý.

https://khoaluat.duytan.edu.vn/goc-hoc-tap/chuc-nang-kinh-te-cua-nha-nuoc-cong- hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap-phan-1/

4. Chức năng nhà nước: Khái niệm, phân loại, các yếu tố quy định. (2020, January 6).

Nguyễn Thị Ngân. https://phaptri.vn/chuc-nang-nha-nuoc-khai-niem-phan-loai-cac-yeu- to-quy-dinh/

5. Hòa, T. V. (2021). Thư viện số: Tối Thượng Hiến Pháp 2013. Tơ Văn Hịa. https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/59159

6. Tín L. V. (2017). Thượng tơn pháp luật – Vì một nhà nước pháp quyền. Luật Việt

Tín. https://viettinlaw.com/thuong-ton-phap-luat-vi-mot-nha-nuoc-phap-

quyen.html

7. L. (2022). Khái niệm thượng tôn pháp luật ? Các quan điểm về thượng tôn pháp luật ? Minh Khuê. https://luatminhkhue.vn/khai-niem-thuong-ton-phap-luat-cac-quan-diem-ve- thuong-ton-phap-luat.aspx

8. Thượng tôn pháp luật là nghĩa vụ của công dân. (2021). Báo KonTum Online.

https://www.baokontum.com.vn/tieu-diem/thuong-ton-phap-luat-la-nghia-vu-cua- cong-dan/

9. VietNamNet News. (2022). Tinh thần “thượng tơn pháp luật” hình thành từ rất

sớm trong lịch sử phát triển của Việt Nam. https://vietnamnet.vn/tinh-than-thuong-

ton-phap-luat-hinh-thanh-tu-rat-som-trong-lich-su-phat-trien-cua-viet-nam- 798879.html)

Thực trạng và giải pháp nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong thực thi và bảo vệ hiến pháp. (06/08/2021) Công ty Luật TNHH Minh Khuê. https://luatminhkhue.vn/thuc-

trang-va-giai-phap-nang-cao-trach-nhiem-cua-nha-nuoc-trong-thuc-thi-va-bao-ve-hien- phap.aspx

10. KINH TẾ VIỆT NAM 2020: MỘT NĂM TĂNG TRƯỞNG ĐẦY BẢN LĨNH.

(14/01/2021). Tổng Cục Thống Kê. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/

11. Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV với nhiều thành tựu nổi bật. (09/04/2021). Học Viện Chính Trị Cơng An Nhân Dân. http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-

hoa-binh/nhin-lai-nhiem-ky-quoc-hoi-khoa-xiv-voi-nhieu-thanh-tuu-noi-bat-2106

12. Văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới. (2022). Trang Thông Tin Điện Tử - Hội

Đồng Lý Luận TW. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/van-hoa-viet-nam-sau-

35-nam-doi- moi.html

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn NHÀ nước xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THEO HIẾN PHÁP và PHÁP LUẬT của NHÀ nước VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w