Phân tích, đánh giá lí do gọi vốn thành công

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM ĐỊNH TÍNH PHÂN TÍCH CASE SHARK TANK mùa 3 (Trang 27 - 30)

lí do gọi vốn thành cơng Bảng 14: Lý do đầu

tư dự án của các Shark ST

1 Phù hợp thế mạnh, tiềm lực và hướng đi của Shark

2 Ý nghĩa nhân văn, xã hội (môi trường, sức khỏe,...)

3 Hứng thú với tiềm năng của dự án

4 Ý tưởng hay, dự án được xây dựng và quản lý tốt

5 Khâm phục tài năng và thái độ của founder

6 Dự án mang văn hóa, tinh thần dân tộc (đại diện thương hiệu Việt Nam) 7 Thúc đẩy ý chí và đam mê

của founder

8 Là vấn đề Shark quan tâm 9 Phù hợp với sở thích, ý

muốn cá nhân của Shark

10 Thích mạo hiểm

11 Đồng cảm với founder

12 Ấn tượng vì sự khác biệt

Mùa 3 Shark Tank ghi nhận có 28 dự án gọi vốn thành công nhận được sự đầu tư của các Shark. Trong phần bình luận nhận xét của các Shark, nhóm nghiên cứu nhận thấy có 12 lý do vì sao Shark lại chọn đầu tư cho dự án. Những lí do này được lặp lại với tần số khác nhau trong tổng số 50 lần lặp. Trong đó, lý do được Shark đề cao nhất là phù hợp thế mạnh,

tiềm lực và hướng đi của Shark (26%). Lý do xuất hiện nhiều thứ hai là dự án có ý nghĩa nhân văn, xã hội xuất hiện( 14%). Các lí do để Shark đầu tư cịn có do Shark hứng thú với tiềm năng của dự án(12%), dự án có ý tưởng hay, được xây dựng và quản lý tốt (10%), khâm phục tài năng và thái độ của founder (8%). Hai lý do: dự án mang văn hóa, tinh thần dân tộc (đại diện thương hiệu Việt Nam) và do Shark muốn thúc đẩy ý chí và đam mê của founder cùng chiếm 6%. Ngoài ra các Shark cũng quyết định đầu tư khi nhận thấy dự án là vấn đề mình quan tâm (4%), phù hợp với sở thích, ý muốn cá nhân của Shark (4%). Đơi khi lí do đầu tư của Shark có thể vì Shark thích mạo hiểm (4%) hay dưới một góc nhìn tình cảm hơn do Shark đồng cảm với founder (4%). Cuối cùng, quyết định của các Shark cịn dựa vào ấn tượng vì sự khác biệt của dự án (2%).

Kết luận: Có nhiều lý do để Shark quyết định đầu tư cho mỗi dự án. Các Shark nhận

thấy ở mình và dự án có sự phù hợp để hợp tác vì Shark có các hệ sinh thái ở lĩnh vực mà dự án đang hoạt động hay đang hướng đến có thể giúp hai bên hỗ trợ cho nhau cùng tăng trưởng - đây chính là lí do quan trọng nhất theo nghiên cứu này. Bên cạnh đó, những dự án có tiềm năng phát triển cao sẽ nằm trong tầm ngắm đầu tư của các Shark . Những dự án có sự khác biệt, mới lạ, ý tưởng hay, được xây dựng và quản lý tốt bởi những founder tài năng thu hút các Shark chi một số tiền lớn để đầu tư. Khi quan sát chương trình Shark Tank mùa 3 và nhìn nhận các dự án được đầu tư, nhóm nghiên cứu thấy rằng các dự án có định hướng xã hội thường được các Shark đánh giá cao và chọn lựa. Điều này cho thấy các Shark rất quan tâm những giá trị đóng góp cho xã hội mà các dự án mang lại từ văn hóa, xã hội đến mơi trường. Bao gồm các dự án hướng đến tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện môi trường, phù hợp với phát triển bền vững, hay những dự án quan tâm hỗ trợ đến cộng đồng LGBT, các dự án góp phần lưu giữ bản sắc dân tộc, đại diện thương hiệu Việt Nam chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ở một khía cạnh khác, lý do chọn đầu tư đến từ góc độ cá nhân của Shark như dự án đề cập đến vấn đề mà Shark quan tâm, phù hợp với sở thích, ý muốn cá nhân của Shark xem việc đầu tư dự án đồng thời là một món quà dành cho người thân. Là một doanh nhân thành công, sự thận trọng khi đầu tư dự án là điều không thể thiếu, nhưng đôi khi nếu dự án đủ táo bạo cũng có thể khiến các Shark mạo hiểm và đầu tư.

KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM ĐỊNH TÍNH PHÂN TÍCH CASE SHARK TANK mùa 3 (Trang 27 - 30)