2.3. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
1. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. 3. Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có thể được thực hiện theo quy trình sau: sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử từ Hệ thống này. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
4. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
2.4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp,
chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2.5. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ chuyển phát.
3. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện.
4. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định. 5. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ hoặc giấy tờ tương đương khác.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
2.6. Hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 1. Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh 1. Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nếu thông tin trong thông báo của doanh nghiệp là chính xác.
2.7. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp.
1. Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi danh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
2. Các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và phải trả phí theo quy định.
2.8. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
- Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn mức lệ phí và việc sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh,
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
đảm bảo bù đắp một phần chi phí cho hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh. Tỷ lệ trích để lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh không thấp hơn 50% tổng số tiền thu được từ lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp được thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
3. Các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD.
Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây: - Ngành, nghề ĐKKD không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 31, Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2005; Điều 13, Điều 14, Điều
15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Về đăng ký doanh nghiệp.
- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này. - Có hồ sơ ĐKKD hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 4. Các thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD.
4.1. Ngành nghề kinh doanh.
- Doanh nghiệp chỉ kinh doanh ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh.
- Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh không cần giấy phép, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Khi nhận bản hướng dẫn này, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu chưa rõ căn cứ pháp lý về điều kiện kinh doanh ngành nghề trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty đề nghị chuyên viên giải
quyết hồ sơ hướng dẫn để đảm bảo thi hành đúng quy định của pháp luật. 4.2. Công bố nội dung ĐKKD.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 21- Luật Doanh nghiệp.
4.3. Về quyền sở hữu hoặc sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có giá trị xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp. 4.4. Các nội dung ĐKKD của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký kinh doanh.
4.5. Thay đổi nội dung ĐKKD.
Khi có thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi theo quy định của pháp luật.
4.6. Lập sổ đăng ký thành viên.
Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các công ty có trách nhiệm lập sổ đăng ký thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần) theo quy định tại Điều 28, Điều 60 – Luật Doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
4.7. Chế độ báo cáo tài chính.
Trong thời hạn ba mươi ngày đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, chín mươi ngày đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 118-Luật Doanh nghiệp.
III- ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT. 1. Tích cực.
Để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và công khai doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ giúp cho thị trường có khả năng nhanh chóng biết được chủ sở hữu đích thực của Công ty là ai để họ có biện pháp tiếp cận xử lý các quan hệ trong kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý các hoạt động kinh tế cũng như thuận lợi trong việc thu thuế của các tổ chức, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các chủ sở hữu linh hoạt và được bảo vệ cho lợi ích của mình.
Về phía doanh nghiệp khi có tranh chấp thì đó là căn cứ luật pháp của doanh nghiệp để ngăn ngừa sự lợi dụng của các tổ chức cá nhân khác có ý muốn lợi dụng sự sơ hở của doanh nghiệp để có những hành vi phạm pháp:
cố ý lấy trùng tên, sản xuất sản phẩm giả mạo cũng có nguồn gốc từ doanh nghiệp hợp pháp… Và doanh nghiệp sẽ được chính nhà nước bảo hộ. Đăng ký kinh doanh sẽ xác định được nhân thân của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; về kê khai trụ sở, địa điểm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; về đăng ký góp vốn vào Công ty; về thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; về treo biển hiệu; về đăng báo và báo cáo tài chính.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Trên cơ sở đó doanh nghiệp chính thức có chỗ đứng hợp pháp trong nền kinh tế, có quyền phát triển sản xuất sản phẩm chuyên ngành, đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường, hoặc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác theo đúng quy định của pháp luật.
Về phía thị trường nói chung và người tiêu dùng nói riêng sẽ có cơ sở tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc, có đăng ký của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp. 2. Tiêu cực.
được nhà nước quán triệt triệt để dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng không kiểm soát được hoạt động của các loại hình kinh doanh này khiến người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả ví dụ như : buôn bán các loại hàng giả, hàng hóa chưa qua kiểm định….
Sự mất công bằng trong hệ thống của các quy trình đăng kí kinh doanh. Hiện tượng “ chạy cửa sau” đáng báo động.
Cung cách làm việc chưa thể hiện được văn hóa kinh doanh ở một số cơ quan chuyên ngành, điều này làm nảy sinh bức xúc đối với chủ thể đăng kí kinh doanh gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.
IV- KẾT LUẬN.
Qua tìm hiểu về pháp luật kinh doanh chúng em đã hiểu sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa, đối tượng cũng như những yêu cầu cần có khi đăng kí kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Còn nếu không hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED”
văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Ngoài cách đăng ký kinh doanh thông thường, chúng ta có thể đăng ký qua mạng nhưng cách làm này vừa đem lại
những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực cần tránh.
Trong thực tế, quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số những bất cập,
đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về mặt pháp luật, và quan trọng là ý thức của mỗi cá nhân khi tham gia thành lập doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện xong đề tài này, chúng em đã có những kiến thức cơ bản để có thể áp dụng trong quá trình thực tế sau này. Cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thái Bình đã giúp nhóm hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất.
V- TƯ LIỆU THAM KHẢO.
Giáo trình Luật Kinh doanh ( Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM).
Luật Doanh nghiệp 2005, Thông tư số 140-2010, Nghị định 43-2010…,
các văn bản pháp luật liên quan.
Các nguồn thông tin từ Internet: http://dangkykinhdoanh.net
http://dangkykinhdoanh.biz http://luatkinhte.info