1. Định nghĩa và ký hiệu
- Một tri thức, một tư tưởng chỉ được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác định được đầy đủ lý do của nó.
2. Các yêu cầu của quy luật túc lý
- Mỗi tư tưởng, mỗi ý nghĩ chân thực, đúng đắn cần phải được chứng minh, phải có đủ căn cứ.
- Bất cứ một tư tưởng, phán đoán, lập luận nào được sử dụng làm tiền đề cho một phép suy luận thì bản thân chúng phải có giá trị chắc chắn chân thực.
- Cần tuân thủ để phân biệt tư duy khoa học và tư duy phản khoa học.
3. Ý nghĩa của quy luật túc lý
Giúp chúng ta dễ dàng phát hiện các sai lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác, vạch trần sự ngụy biện hoặc để tránh sai lầm.
CHỨNG MINH1. Cấu trúc của chứng minh 1. Cấu trúc của chứng minh
- Luận đề: là phán đốn mà tính chân thực của nó phải chứng minh, là thành phần chủ yếu chứng minh và trả lời cho câu hỏi: Chứng minh cái gì?
- Luận cứ: những phán đoán được dùng làm căn cứ để chứng minh cho luận đề, là những tiền đề logic của chứng minh và trả lời cho câu hỏi: Dùng cái gì để chứng minh?
- Luận chứng: là cách thức tổ chức sắp xếp các luận cứ theo những quy tắc và quy luật logic nhằm xác lập mối liên hệ tất yếu giữa luận cứ và luận đề, là cách thức chứng minh, nhằm vạch ra tính đúng đắn của luận đề dựa vào những luận cứ đúng đắn, chân thực. Luận chứng trả lời cho câu hỏi: Chứng minh như thế nào ?
2. Các quy tắc của chứng minh
- Đối với luận đề:
+ Luận đề phải chân thực;
+ Luận đề phải rõ ràng, chính xác;
+ Luận đề phải giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh.
- Đối với luận cứ:
+ Luận cứ phải là những phán đoán chân thực.
+ Luận cứ phải là những phán đốn có tính chân thực được chứng minh độc lập với luận đề.
+ Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề.
- Đối với luận chứng:
+ Luận chứng phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic. + Luận chứng phải bảo đảm tính hệ thống.
3. Ngụy biện
a. Định nghĩa:
Ngụy biện là lối lập luận quanh co, vi phạm luật logic nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật.
- Thực chất là sự sai do cố tình (cần phân biệt với sai do vơ tình ngộ biện). - Những người ngụy biện thường dùng mọi thủ thuật để đánh lừa người
khác bằng cách dựa vào những chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng, đánh tráo tư tưởng…
- Đối với nhà ngụy biện thì mục đích của họ khơng phải là vạch ra chân lý, mà là che giấu sự thật.
b. Các hình thức ngụy biện
- Ngụy biện đối với luận đề: Trường hợp thường gặp nhất trong hình thức ngụy biện đối với luận đề là tự ý thay đổi luận đề (đánh tráo luận đề) trong quá trình trao đổi, lập luận.
VD: Một người tự kiểm điểm về những sai phạm của mình, nhưng suốt từ đầu đến cuối của bản tự kiểm điểm, anh ta chỉ trình bày hồn cảnh khách quan và những khó khăn mọi mặt của bản thân, của gia đình.
- Ngụy biện đối với luận cứ:
+ Sử dụng luận cứ không chân thực:
● Luận cứ do bịa đặt;
● Luận cứ sai sự thật.
+ Sử dụng những luận cứ chưa được chứng minh: dư luận, tin đồn. + Sử dụng ý kiến, lời nói của người có uy tín để làm luận cứ.
- Ngụy biện đối với luận chứng: là thủ thuật vi phạm các quy tắc, quy luật
logic một cách tinh vi trong quá trình lập luận, làm cho người khác tin rằng kết luận của nhà ngụy biện đưa ra là đúng sự thật.
+ Nhà ngụy biện xuất phát từ những luận cứ chân thực, kết luận rút ra cũng có thể là chân thực.
+ Tuy vậy, tính chân thực của kết luận khơng phải được rút ra một cách tất yếu từ các lập luận và từ các luận cứ (tiền đề) chân thực của nó.
+ Vì vậy, đây là hình thức ngụy biện tinh vi, khó phát hiện nhất, làm cho đối phương lúng túng trong quá trình tranh luận.
Các dạng ngụy biện đối với luận chứng:
- Đánh tráo khái niệm: lợi dụng ngôn ngữ, lợi dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để đánh tráo nghĩa của từ; lợi dụng hiện tượng chuyển loại từ trong ngôn ngữ để tráo từ loại của từ…
- Đánh tráo hiện tượng với bản chất, nguyên nhân với kết quả; - Đánh tráo vật quy chiếu;
- Luận chứng không đúng:
- Vi phạm các quy tắc của tam đoạn luận; - Luận chứng vịng quanh.
ƠN TẬP CUỐI KÌ LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNGCHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1
1. Trình bày và phân tích đặc điểm các hình thức tư duy từ thấp đến cao (ỷ lại, cảm tính, kinh nghiệm, logic, sáng tạo).
2. Đối tượng và ý nghĩa của logic (4 quy luật, 3 thao tác): học logic để làm gì?
CHƯƠNG 2
3. Nội hàm là những nội dung đặc trưng hàm chứa bên trong khái niệm,
ngoại diêntập hợp những đối tượng có chung nội hàm. 4. Quan hệ các khái niệm: 6 cái (đồng nhất, bao hàm,...)
5. Các thao tác logic đối với khái niệm: mở rộng, thu hẹp, phân chia
6. Xác định nội hàm, ngoại diên, mở rộng, thu hẹp, định nghĩa, phân chia khái niệm sau: con người, thành công, thịnh vượng, chân lý, tri thức, nhân văn, kinh tế tri thức, quan hệ quốc tế, triết học.
CHƯƠNG 3
7. Hình vng logic.
8. Phân biệt 3 loại phán đốn: tất nhiên, minh nhiên, cái nhiên. Cho ví dụ minh họa
9. Các quy tắc của phán đoán phức: kéo theo, hội, lựa chọn tuyệt đối, lựa chọn tương đối, tương đương.
10. Điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
11. Chứng minh giá trị của phán đốn (bằng bảng chân trị): có bao nhiêu khả năng xảy ra, bao nhiêu khả năng sai, bao nhiêu khả năng đúng →vẽ bảng chân trị đầy đủ
CHƯƠNG 4
12. Khái quát về các loại suy luận: diễn dịch, quy nạp, loại suy.
13. Tam đoạn luận đơn: hình, kiểu: viết 19 kiểu tam đoạn luận theo 4 loại hình. 14. Suy luận diễn dịch với tiền đề là phán đoán phức: 7 dạng thức →lấy 7 suy
luận tương đương với 7 dạng thức.
15. Chứng minh cơng thức suy luận có logic khơng → bảng chân trị rút gọn. 16. Suy luận quy nạp: phương pháp Stuart Mill…
17. Lấy ví dụ vi phạm quy luật đồng nhất, phi mâu thuẫn…
CHƯƠNG 5
18. Trình bày cấu trúc và quy tắc của chứng minh, cho ví dụ minh họa. 19. Trình bày một số loại ngụy biện và cách bác bỏ.