Nghiên cứu môi trường kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty giầy thụy khuê (Trang 32 - 34)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ THỜI GIAN QUA

2. Tình hình hoạt động Marketing xuất khẩu tại công ty giầy Thụy Khuê

2.1 Nghiên cứu môi trường kinh tế quốc tế

2.1.1 Nghiên cứu khái quát thị trường xuất khẩu a) Nghiên cứu môi trường kinh tế quốc tế

Việc nghiên cứu này giúp phần không nhỏ vào sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Trong vấn đề này công ty tập trung nghiên cứu:

+ Cấu trúc công nghiệp nước sở tại: Công ty nhận thấy rằng đa số các nước phát triển đều có nền kinh tế cơng nghiệp hố, nhu cầu về sản phẩm giầy dép ở các nước này là rất lớn và yêu cầu về sản phẩm (chất lượng, mẫu mã, ..) khá khắt khe.

+ Sự phân bổ thu nhập : Kết quả nghiên cứu của công ty cho thấy hầu hết các nước phát triển, các nước thuộc khối EU đều là những nước có mức GDP bình qn đầu người/1năm vào khoảng 20000USD. Sự ổn định về thu nhập ở đây sẽ kéo theo nhu cầu về sản phẩm của công ty sẽ được bảo đảm trên thị trường này. Các quốc gia thuộc khu vực Châu á: Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan .. từ cuối năm 1997 đã bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng Châu á, song trải qua hai năm ở đây đang có sự ổn định về kinh tế, thu nhập ở đây cũng đang có xu hướng tăng lên

+ Sự ổn định của đồng tiền và khả năng thanh tốn:

Cơng ty nhận thấy USD hiện vẫn là đồng tiền giữ vị trí thống trị, nó là đồng tiền mạnh và có khả năng chuyển đổi nhanh nhất

+ Xu hướng phát triển vầ hội nhập kinh tế vùng và trên thế giới.

Để đánh giá đúng tình hình kinh tế thời gian hiện nay nhằm định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình. Cơng ty đã xem xét đến mức độ tham gia liên kết của Việt Nam và các nước trên thế giới. Quá trình thương mại hố tồn cầu đang diễn ra, các nhóm nước, khu vực đã thành lập lên các khu vực mậu dịch tự do và quy định thời gian biểu cho việc thực hiện các quy ước đạt được. Sự ra đời và hoạt động của khu vực ASEAN, liên hiệp Châu âu: EU và đặc biệt là tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc thành lập WTO có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh sự trao đổi buôn bán mà Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để tham gia

b. Nghiên cứu mơi trường luật pháp chính trị quốc tế

Khi tham gia vào thị trường thế giới cơng ty đã có sự nghiên cứu về môi trường này cụ thể là các vấn đề sau:

+ Những kiểm sốt của chính phủ đó là những địi hỏi bắt buộc về giấy phép thuế quan, xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu…

+ Thể chế chính trị và mức độ ổn định chính trị: Đây là lĩnh vực mà không chỉ công ty giầy Thụy Khuê quan tâm mà mọi công ty đều quan tâm khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì sự ổn định hay bất ổn định sẽ tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác cơng ty đang có quan hệ làm ăn với những nước có nền kinh tế TBCN, do đó cơng ty cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì những quan điểm khác nhau nhiều khi đối lập nhau.

c. Nghiên cứu môi trường VHXH quốc tế

Cơng ty đã tiến hành nghiên cứu các khía cạnh sau:

+ Giao tiếp ngôn ngữ: Qua nghiên cứu công ty thấy rằng đối với mỗi quốc gia khác nhau, thuộc các khu vực khác nhau thường có các ngơn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ ở đây vừa là chỉ lời nói, vừa là cử chỉ điệu bộ. Việc nghiên cứu này thực sự có ích khi cơng ty tiến hành các hoạt động xúc tiến bán hàng cá nhân

+ Thời gian và ý thức thời gian

Qua nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về vấn đề này thường có ảnh hưởng đến tính mùa vụ của sản phẩm chào bán trên. Hầu hết các nước thuộc khối EU, các nước phát triển coi thời gian là tuyến tính, các sự kiện cơ hội diễn ra chỉ có một lần hay “thời gian là vàng”.

2.1.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường xuất khẩu

Sau khi quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu rồi, công ty tiến hành các hoạt động nghiên cứu chi tiết thị trường.

- Mục đích của việc nghiên cứu là cung cấp những thông tin nhằm xác lập các chiến lược xuất khẩu, phương án kinh doanh cho từng thị trường, đồng thời là căn cứ để xác lập triển khai các quyết định Marketing

- Nội dung nghiên cứu của công ty bao gồm:

+ Nghiên cứu khách hàng: Nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và hạn chế rủi ro, trước khi tiến hành quan hệ kinh doanh công ty đã tiến hành nghiên cứu khách hàng thông qua một số nội dung sau: Khả năng thanh toán, chức năng quyền hạn của bán hàng, uy tín của bạn hàng trên thị trường và quan điểm lợi nhuận … Từ đó cơng ty đã tìm ra được một số bạn hàng của mình cụ thể là : Cơng ty Nivi Footwear Ltd (Đài Loan), Darmart Siviposte (Pháp), Deicmann Schahhe (Đức), Vroon En Dreesmann (Hà Lan), New Im & Ex (Italia), Alcampo Avenisa Santiago (Tây ban nha), Denis crowe Footwear Ltd (Úc), Dae Hantong Woon (Hàn Quốc) …

+ Nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu: Về mặt này, cơng ty chưa có khả năng thực hiện mà phải hợp tác đối tác với nước ngồi và một phần thơng qua phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Những thơng tin thu được từ phịng sẽ được cơng ty xử lý nhằm xác định xem cần sản xuất loại hàng nào, số lượng chất lượng như thế nào, thời gian nào là hợp lý

+ Nghiên cứu giá cả trên thị trường nước ngoài. Vấn đề này được công ty hết sức chú trọng, nhất là trong hình thức gia cơng tái xuất, việc nghiên cứu đã giúp cho công ty định ra mức giá hợp lý cũng như sự báo ra hướng biến động của giá trong thời gian tới.

+ Nghiên cứu điều kiện giao hàng: Vấn đề này cũng được công ty hết sức quan tâm, qua nghiên cứu công ty quyết định giao hàng theo 2 điều kiện: FCA, C&F. Các điều kiện này hoàn toàn phù hợp với điều kiện và khả năng của công ty.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty giầy thụy khuê (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w