BÀI TẬP Kinh Tế Vi Mô

Một phần của tài liệu TRÁC NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ CÓ ĐÁP ÁN (Trang 36 - 38)

II. Nhĩm câu B

BÀI TẬP Kinh Tế Vi Mô

Kinh Tế Vi Mô I

Bài 1:

Qua nghiên cứu thống kê, người ta biết đường cung và cầu của lúa mì ở Mỹ như sau:

QS = 1800 + 240 P QD = 2580 – 194 P

Trong đó giá được tính bằng USD mỗi giạ và khối lượng tính bằng triệu giạ cho mỗi năm. Giả sử rằng, Nga đã mua thêm 200 triệu giạ của Mỹ. Hỏi giá thị trường của lúa mì ở Mỹ sẽ thay đổi như thế nào? Nông dân Mỹ sẽ sản xuất tăng thêm bao nhiêu?

Bài 2:

Có nhu cầu gạo từ các nước khác đối với Việt Nam, QDI. Tổng cầu gạo Việt Nam là QD = 3550 – 266 P. Trong đó cầu nội địa, QDD = 1000 – 46 P. Cung nội địa là QS = 1800 + 240 P. Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40%. Đơn vị tính của lượng là 10 tấn, giá là ngàn đồng/ kg.

a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng khi cầu xuất khẩu giảm. Thu nhập của nông dân thay đổi như thế nào.

b. Giả sử chính phủ bảo đảm mua lượng gạo thừa hàng năm đủ để giá lên 3000 đ/ kg. thì hàng năm chính phủ phải mua bao nhiêu gạo và chi bao nhiêu tiền?

c. Nếu chính phủ đánh thuế là 0,5 ngàn đồng/ kg thì giá cả và sản lượng thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế?

Bài 3:

Hàm cầu và cung của hàng hóa A có dạng: QD = 13,5 – 8 P

QS = - 4,5 + 16 P

a. Tính giá và sản lượng cân bằng (P = USD/ kg, Q = triệu tấn).

b. Giả sử chính phủ định mức giá trần bằng 0,5. Thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt, với lượng là bao nhiêu?

c. Xác định tổn thất vơ ích do chính sách này gây ra.

d. Do có sự xuất hiện nhiều kim loại mới thay thế đồng, làm giảm cầu của đồng 20%. Hãy tính tác động của sự giảm này vào giá đồng.

e. Giả sử độ co giản của cầu theo giá tại cân bằng là – 0,4. Xác định hàm số cầu tuyến tính mới theo giá và sản lượng cân bằng ở câu a.

f. Sử dụng đường cầu mới ở câu c. tính lại việc tác động vào giá khi giảm cầu 20%.

Giả sử trên thị trường có 3 người mua sản phẩm X. số lượng mua của mỗi cá nhân A, B, C tương ứng với các mức giá của X cho ở bảng sau:

Số lượng mua Mức giá (P) 14 12 10 8 6 4 2 0 QA 0 5 10 15 20 25 30 35 QB 0 9 18 27 36 45 54 63 QC 0 6 12 18 24 30 36 42 Hãy xác định:

a. Đường cầu và hàm số cầu thị trường của sản phẩm X.

b. Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm X biết hàm cung thị trường: P = Q/10 + 1

c. Xác định hệ số co dãn cung và cầu theo giá trị tại mức giá cân bằng.

d. Giả sử do thu nhập tăng lên tại mỗi mức giá những người mua đều muốn mua với số lượng nhiêu hơn 50% so với trước. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới của thị trường.

Bài 5:

Hàm số cầu của táo hàng năm có dạng: QD = 100 – 1/2P. Mùa thu hoạch táo năm trước là 80 tấn. Năm nay, thời tiết không thuận lợi nên lượng táo thu hoạch năm nay chỉ đạt 70 tấn (táo không thể tồn trữ; đơn vị tính của P là đồng/kg, Q là tấn).

a. Vẽ đường cầu và cung về táo.

b. Xác định giá táo năm nay trên thị trường.

c. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của người trồng táo năm nay so với năm trước?

d. Nếu chính phủ đánh thuê mỗi kg táo là 5, thì giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế? Giải thích.

Bài 6:

Thị trường sản phẩm X đang cân bằng ở mức giá P* = 10 và số lượng Q* = 20. Tại điểm cân bằng này hệ số co dãn theo giá của cầu và cung lần lượt là: ED = - 1 và ES = 0,5. Cho

biết hàm số cầu và hàm số cung theo giá cả là những hàm tuyến tính. a. Hãy xác định hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X.

b. Bây giờ chính phủ đanh thuế vào sản phẩm X, làm cung giảm 20% ở các mức giá. Hãy xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng sản phẩm X trong truờng hơp này.

c. Nếu chính phủ định giá là P = 14 và hứa mua hết lượng sản phẩm dư thừa, thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền?

Bài 7:

Số cầu trung bình hàng tuần đối với sản phẩm X tại một cửa hàng là: Q = 600 – 0,4P.

a. Nếu giá bán P = 1.200 đ/SP, thì doanh thu hàng tuần của cửa hàng là bao nhiêu? b. Nếu muốn bán hàng tuần 400 sản phẩm, cần phải ấn định giá bán là bao nhiêu? c. Ơû mức giá nào thì doanh thu đạt cực đại?

d. Xác định hệ số co dãn cầu tại mức giá P = 500 đ/SP. Cần đề ra chính sách nào để tối đa hoá doanh thu?

e. Xác định hệ số co dãn cầu tại mức giá P = 500 đ/SP. Cần đề ra chính sách nào để tối đa hố doanh thu?

Bài 8:

Một người tiêu dùng có thu nhập I = 3500 để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng PX = 500 và PY = 200. Sở thích người này được biểu thị qua hàm số

Một phần của tài liệu TRÁC NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ CÓ ĐÁP ÁN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w