CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ẨM THỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI
3.2. Giải pháp
3.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Một số giải pháp phát triển các thành phần cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Thứ nhất: Việc khai thác địi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Công tác quy hoạch và nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của Hà Nội.
Thứ hai: Cần kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm.
Thứ ba: Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của họ rất phong phú, đa dạng, tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân
tộc… Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng nhu cầu trên cũng phong phú, đa dạng, từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ…).
Thứ tư: Vai trò quyết định định trên hết là yếu tố con người tức nguồn nhân lực du lịch, từ việc hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh cho tới quy trình phục vụ du lịch và hình thành giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch. Giải pháp về tăng cường đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch cho mọi đối tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Đầu tư vào các cơ sở đào tạo du lịch trong vùng và tăng cường đào tạo tại chỗ là những biện pháp kèm theo. Tiến hành đào tạo theo địa chỉ và khuyến khích, hỗ trợ cơng nhận kỹ năng nghề cho việc tự đào tạo tại doanh nghiệp.
3.2.2. Đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn
Bên cạnh những kết quả đạt được, tuyến phố ẩm thực còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, vì vậy TP.Hà Nội đã chỉ đạo các khu ẩm thực tăng cường giữ gìn, phát huy giá trị. Đặc biệt là tăng tuyên truyền để các hộ dân trong khu vực xác định được trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ, tạo sự đồng thuận, ủng hộ và cùng tham gia của các hộ dân.
Việc tuyên truyền cần để người dân nhận thức được, khi người dân sinh sống tại khu ẩm thực cần có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh trật tự đô thị, trật tự an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ khi sinh sống, kinh doanh trên các tuyến phố ẩm thực trong Hà Nội. Có thể mở các lớp đào tạo, hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm để người dân tham gia, nâng cao hiểu biết và trách nhiệm.
Đối với các hộ dân sống trong khu vực các tuyến phố ẩm thực có điều kiện để xe đạp, xe máy trong nhà, thành phố sẽ có các giải pháp phù hợp để các hộ dân mang xe vào để trong nhà, cho phép dắt xe qua các tuyến phố đi bộ. Còn đối với các hộ dân khơng có chỗ để xe trong nhà sẽ bố trí các điểm trơng giữ miễn phí, bảo đảm an tồn phương tiện cho các hộ dân. Các phương tiện (ô tô, xe đạp, xe máy) của các đối tượng khác đi vào khu phố đi bộ đều phải gửi ở ngoài. TP.Hà Nội cũng đã cho phép quận Hoàn Kiếm mở rộng phạm vi và thời gian (từ 18h hôm trước đến 8h sáng hôm sau các đêm thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật) khu vực trơng giữ xe tại gầm vịng xoay đầu cầu
Chương Dương để vừa trơng xe miễn phí cho các hộ dân, vừa phục vụ cho khách đến thăm quan, mua bán trong khu Phố cổ.
Khu vực các tuyến phố ẩm thực quy tụ rất nhiều mặt hàng kinh doanh, trong đó chủ yếu là các mặt hàng ẩm thực thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước. Thành phố Hà Nội đã khuyến khích các hộ dân kinh doanh các mặt hàng phù hợp, bảo đảm hiệu quả, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm. Các hộ dân trong ngõ được đăng ký kinh doanh trên hè phố nhưng phải đảm bảo trật tự cơng cộng, khơng có tranh chấp, khiếu kiện với các hộ dân có nhà ở mặt phố; bàn ghế sẻ dụng phải sạch sẽ, gọn gàng; người tham gia kinh doanh mặc lịch sự, văn hóa. Các hộ dân chỉ được kinh doanh trên hè, khơng kinh doanh dưới lịng đường (riêng phố Tạ Hiện khơng có vỉa hè cho phép kinh doanh hai bên đường, nhưng phải dành tối thiểu 3m ở giữa làm lối đi).
Ý thức của người dân kinh doanh có vai trị quan trọng trong việc tạo một mơi trường kinh doanh. Để triển khai hiệu quả, Công ty CP Đồng Xuân, đơn vị thực hiện đề án đang tích cực vận động các hộ dân kinh doanh các món ăn truyền thống của Hà Nội như: Bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tơm Hồ Tây, các loại chè cổ truyền..., đồng thời tổ chức sắp xếp cửa hàng, quầy hàng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an tồn thực phẩm. Riêng tình trạng hàng qn nấu nướng giữa lòng đường sẽ bị nghiêm cấm.
3.2.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thực phẩm phong phú, đa dạng, có thể là thức ăn, nước uống; thậm chí cịn bao hàm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, vấn nạn lớn con người đang phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, khơng đảm bảo an tồn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất. Chính vì vậy, An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn, nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là an toàn thực phẩm đường phố Hà Nội khi càng ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn và kém chất lượng. Do đó từng cá nhân, tổ chức cần phải có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo an tồn thực phẩm cho chính bản thân cũng như gia đình và xã hội.
Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, khơng hợp vệ sinh; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an tồn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.
Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Cơ chế – chính sách; kinh tế – xã hội ; Khoa học – công nghệ cũng như hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
(1) Về phía Nhà nước
Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật: Quy định có liên quan đến vệ sinh an tồn thực phẩm cho phù hợp với tình hình đất nước, Khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.
Cơ quan chức năng cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh, bn bán
Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm vệ sinh an tồn thực phẩm.
(2) Về phía Nhà sản xuất
Các cơ sở sản xuất, cơ sở bn bán chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến tồn xã hội.
(3) Về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm.Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong
việc lựa chọn thực phẩm.Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo những hành vi vi phạm vệ sinh an tồn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
Hiện nay việc xin “giấy phép an tồn thực phẩm” là điều kiện bắt buộc phải có đối với những đối tượng phải xin giấy phép; Nếu cơ sở, doanh nghiệp, cơ sở buôn bán chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi nhưng chưa có giấy chứng nhận này cần phải bổ sung gấp.
3.2.4. Phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Nhìn chung sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội tuy đã có nhiễu nỗ lực hơn trước, đã có những con phố đi bộ, phố ẩm thực nhưng vẫn còn chưa đa dạng, chưa phát huy được hết thế mạnh của mình để tạo được nhiều ấn tượng, giữ chân khách. Vì vậy, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch thơng qua việc phát huy thế mạnh ẩm thực tại phố cổ vô cùng qua trọng để thu hút khách du lịch. Cụ thể như:
(1)Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như du lịch ẩm thực kết hợp với chữa bệnh, làm đẹp... ngoài những đồ uống thông dụng: bia, chè, cà phê... cần tập trung vào những loại trà thuốc như: chè hoa cúc, chè hoa sen, chè hoa hòe, các loại chè giảm béo... nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách đồng thời thong qua nó đưa được những nét văn hóa truyền thống của người Hà Thành tới cho du khách.
(2)Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Hà Thành cũng nên đa dạng ẩm thực bằng cách bổ sung thêm các món chay, các món đặc trưng của các vùng miền của Việt Nam cũng như các nước khác nhằm giúp cho du khách thỏa sức thưởng thức, khám phá văn hóa ẩm thực nhưng vẫn phải làm bật nên được nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của ẩm thực đường phố Hà Nội.
(3)Tập trung xậy dựng các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch mới, chất lượng cao, độc đáo tận dụng tài nguyên du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội như: Tổ chức các
cuộc thi, trò chơi liên quan tới ẩm thực... mà khách du lịch có thể tham gia làm tăng thêm hiểu biết, trải nghiệm thực tế cho du khách.
3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá
Ẩm thực đường phố Hà Nội là tiềm năng lớn về phát triển du lịch văn hoá ẩm thực. Việc tăng cường hoạt động marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội phải được chú trọng. Sở Văn hố Thể thao và Du lịch, cơ quan quản lí nhà nước địa phương về du lịch phải tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền về du lịch ẩm thực một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức, phải tập trung xây dựng về chiều rộng, chiều sâu, cũng như ngắn hạn và dài hạn với các chương trình và nội dung cụ thể:
Với khách du lịch quốc tế: Cùng Tổng cục Du lịch, các cơ quan trung ương, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội kết hợp với các lực lượng truyền thông trong nước cũng như ngoại nước quảng bá hình ảnh các món ăn đặc trưng của đường phố Hà Nội, những nét văn hoá độc đáo về ẩm thực đường phố Hà Nội đến với khách du lịch quốc tế. Đồng thời tạo ra một mơi trường văn hố. Ví dụ như:
(1)Các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngồi: Hoạt động tuần lễ văn hóa Việt Nam tại nước ngồi được tổ chức thường xuyên trong thời gian qua. Trong nội dung, nhiều hoạt động được triển khai như cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, chế biến và giới thiệu các món ăn của Việt Nam.
(2)Các hội chợ triển lãm: Tại các hội chợ triển lãm, ban tổ chức đã giới thiệu các món ăn tiêu biểu thơng qua chế biến trực tiếp và tạo cơ hội cho khách du lịch thưởng thức. Ở đây, có khi việc xúc tiến các món ăn chỉ được thực hiện qua các ấn phẩm bằng tranh ảnh hoặc các đoạn video clip.
(3)Các kênh truyền hình quốc tế: Các phim phóng sự hoặc các đoạn phim quảng cáo được ngành du lịch đầu tư để tổ chức đưa lên các kênh truyền hình quốc tế với nội dung đề cập đến nhiều thơng tin, trong đó hình ảnh về các món ăn của Việt Nam cũng được đăng tải.
Trong nước: Sở Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ sở thông tin đại chúng của Đảng và nhà nước, các đài phát thanh truyền hình, hệ thống báo chí, các
cơ quan tun truyền, phổ biến tới các khách du lịch trong và ngồi nước những nét văn hố ẩm thực đặc trưng riêng có tại đường phố Hà Nội giúp cho khách du lịch có những sự tị mị muốn khám phá đường phố Hà Nội để thưởng thức những món ăn này. Cần tăng cường thơng tin, đa dạng thơng tin về các món ăn, các bài viết về văn hố ẩm thực, các phóng sự về cách thức chế biến món ăn truyền thống của người dân phố cổ đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm đồng thời kích thích nhu cầu ăn uống của khách du lịch.
Đa dạng hố hình thức quảng cáo: In sách giới thiệu các món ăn của Phố cổ như cuốn : “Những món ngon” của tác giả Vũ Bằng, viết tạp chí, hướng dẫn, bản đồ du lịch, lập các trang web về ẩm thực... Xây dựng các áp phích, catologe quảng cáo món ăn đường phố Hà Nội trên các tuyến phố nội thành như khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám... Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng khách du lịch.
Có chính sách hỗ trợ và phối hợp với các sở, ngành, thành phố Hà Nội trong việc triển khai các chuỗi sự kiện kết hợp với phát triển du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội. Coi trọng việc tuyên truyền và quảng bá du lịch ẩm thực, những nét văn hoá ẩm thực độc đáo của Hà Nội cho cộng đồng, những người dân địa phương, khách du lịch nội địa và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng việc lập các website để quảng bá hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện phương thức rõ ràng, minh bạch trong quảng cáo Internet lơi cuốn du khách trong và ngồi nước.
KẾT LUẬN
Nghệ thuật ẩm thực là một nét đẹp,một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam để giới thiệu với du khách quốc tế. Du lịch văn hóa trong đó có du lịch văn hóa ẩm thực khơng chỉ giúp nâng cao hình ảnh, nếp sống mà cịn góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia.Từ đó so sánh với các đối thủ trong và ngoài khu vực nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay, du lịch ẩm thực vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam, và các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa có hướng đi