Một số vấn đề cần quan tâm trong mạng ad-hoc

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) AN TOÀN MẠNG AD HOC (Trang 31 - 33)

1.5 .Phân loại mạng không dây

1.6.4. Một số vấn đề cần quan tâm trong mạng ad-hoc

Chi phí cho việc sử dụng phổ tần số: Việc sử dụng phổ tần số chịu sự giám sát của một cơ quan nhà nước chuyên phụ trách về truyền thơng (ví dụ như Việt Nam là Bộ truyền thông và thông tin). Để ngăn ngừa nhiễu sóng, cơ quan này phải

mạng ad-hoc. Các dải phổ này được cấp phát và quản lý một cách chặt chẽ, đồng thời cũng phải trả phí tổn.

Giải pháp truy nhập: Khơng giống như mạng khơng dây có cơ sở hạ tầng

được điều khiển bởi một base station, mạng ad-hoc thiếu sự điều khiển tập trung và đồng bộ toàn cục. Điều này một mặt tạo cho người dùng khả năng di động và kết nối

không giới hạn nhưng mặt khác lại làm cho cấu trúc của các nút mạng trở nên phức tạp hơn. Việc các nút mạng di động liên tục cũng có thể làm cho đường truyền phát sinh lỗi, kết nối giữa các nút mạng có thể bị đứt đột ngột. Do đó, các phương pháp

điều khiển truy cập mơi trường truyền thông dụng như TDMA và FDMA đều không

thể thích hợp. Ngồi ra nhiều giao thức điều khiển truy cập môi trường truyền (MAC protocol) không giải quyết được sự di động của máy chủ. Mặt khác, do môi trường truyền được chia sẻ bởi nhiều nút mạng di động tùy biến nên việc truy nhập đến kênh truyền chung phải được thực hiện theo kiểu phân tán thông qua giao thức MAC. Giao thức MAC phải chứa đựng cơ chế điều khiển việc truy nhập kênh truyền, đồng thời phải tránh được sự xung đột với các nút mạng lân cận. Sự có mặt của tính di

động, hiện tượng các “trạm cuối ẩn”, “trạm cuối lộ”... phải được tính đến khi thiết kế giao thức MAC cho mạng ad-hoc.

Vấn đề định tuyến trong mạng ad-hoc: Do đặc điểm chính của mạng ad- hoc là topo động, các nút mạng có thể di chuyển liên tục nên khả năng đứt gãy liên kết xảy ra là lớn. Khi đó, các thuật tốn định tuyến của mạng có dây như trạng thái liên kết (link state) hay Vector khoảng cách (distance vector) đều khơng phù hợp với mạng ad-hoc. Vì thế vấn đề định tuyến của mạng ad-hoc trở lên đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến khả năng hoạt động và hiệu suất của toàn mạng.

Ở đây, chúng ta cũng có thể nói thêm về giao thức TCP (Transmission

Coltrol Protocol). Ta biết rằng, TCP là giao thức được thiết kế để thực hiện việc truyền tin cậy kiểu “đầu cuối - đầu cuối” (end-to-end), có thực hiện các cơ chế điều khiển tắc nghẽn và điều khiển lưu lượng trong mạng. TCP là giao thức hướng kết nối, có nghĩa là kết nối được duy trì trong khi truyền dữ liệu và nó sẽ bị loại bỏ khi

việc truyền dữ liệu hoàn thành. Đây là điều hoàn toàn cần thiết bởi vì giao thức IP là phi kết nối, rất cần một giao thức truyền dẫn hướng kết nối đáng tin cậy qua một giao thức mạng. Nhưng TCP lại giả thiết các nút mạng là tĩnh và chỉ điều khiển tắc nghẽn ở các nút mạng đầu và nút mạng cuối.

Vấn đề về duy trì năng lượng cho các nút mạng: Hầu hết các giao thức mạng hiện nay đều không quan tâm đến việc tiêu tốn năng lượng do các máy chủ và bộ định tuyến đều được giả định là tĩnh và được cung cấp năng lượng từ nguồn

điện lưới. Trong khi đó với mạng ad-hoc thì khác. Các nút mạng chủ yếu là những

thiết bị di động, năng lượng được cung cấp từ pin. Vì thế, thời gian hoạt động của các thiết bị chỉ vào khoảng từ 2 đến 3h tùy theo loại pin. Sự giới hạn về thời gian như thế đòi hỏi phải sử dụng tiết kiệm và bảo trì tốt nguồn điện. Mặt khác, với mạng ad-hoc, các nút mạng khơng những vừa đóng vai trò của hệ thống đầu cuối (tương tác người dùng khi thực hiện ứng dụng người dùng) mà nó cịn đóng vai trò của một hệ thống trung gian định tuyến cho các gói tin. Điều này cũng tiêu tốn

đáng kể năng lượng, nên vấn đề tiết kiệm năng lượng khi thiết kế các giao thức

mạng cũng cần phải được quan tâm đặc biệt.

Bảo mật trong mạng ad-hoc: Cũng như đối với mạng khơng dây nói chung, bảo mật trong mạng ad-hoc là khơng cao. Do đó, các kỹ thuật bảo mật cần được triển khai trên nhiều tầng giao thức nhằm giảm nguy cơ bị tấn cơng từ bên ngồi.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) AN TOÀN MẠNG AD HOC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w