Bàn phím không nút

Một phần của tài liệu Đề tài Thiết bị ngoại vi thông dụng của máy tính chuột – bàn phím – màn hình (Trang 26 - 38)

2. Bàn phím máy tính

2.1.3.2. Bàn phím không nút

- Bạn suốt ngày phải đánh vật với bàn phím và chuột, ngón tay đau nhừ? Đã có giải pháp cho bạn. Công ty FingerWorks vừa tung ra thị trường loại bàn phím cảm ứng lớn thay thế cho bàn phím hiện hành.

Loại bàn phím mới của FingerWorks vẫn hiển thị hình ảnh biểu thị các nút có màu sáng bạc, và bạn chỉ việc chạm vào chỗ có ghi "Space", "Enter", hay "8"… là đủ. FingerWorks cho biết bàn phím không nút của hãng sẽ giảm thiểu khả năng bị stress và các bệnh tim mạch do gõ ngón tay vào bàn phím quá nhiều.

- Điều mà FingerWorks cho rằng có sức thuyết phục nhất đối với người sử dụng là công nghệ MultiTouch. Nghĩa là, nếu bạn chỉ chạm nhẹ một ngón

tay vào ô vuông được đánh dấu "8", số này sẽ xuất hiện trên màn hình. Nhưng nếu bạn đặt 2 ngón tay lên ô “8” đó hoặc bất cứ chỗ nào trên bàn phím cảm ứng thì máy sẽ hiểu rằng bạn đang di chuột. Tương tự như vậy, nếu bạn không dùng 1 hay 2 ngón mà đặt tới 3 ngón tay lên bàn phím thì nghĩa là bạn đang kích đúp

chuột. Công nghệ này đã được áp dụng một cách hoàn hảo trên bàn phím kết hợp phím số và chuột, có tên IGesture (trị giá 189 USD) của công ty.

- FingerWorks cũng sản xuất loại bàn phím cảm ứng đầy đủ chức năng, mang tên

TouchStream LP, có giá 299 USD. Thiết bị này giúp bạn chuyển từ sử dụng bàn phím sang di chuột một cách rất linh hoạt mà không cần phải nhấc tay ra khỏi bàn phím. Bạn cũng có thể đặt cả hai tay lên bàn phím để nghỉ ngơi mà máy tính sẽ không hiểu sang ý khác.

2.1.3.3. Bàn phím có thể… bẻ cong:

- Công ty AirTouch đã phát triển một loại bàn phím Flexible Mini Keyboard không những có thể bẻ cong được mà còn đem... nhúng

nước để rửa!

- Loại bàn phím này không dùng chất liệu như thông thường, mà được chế tạo như một mảnh cao su mềm mại nhưng vẫn có khả năng truyền dữ liệu bạn nhập về cho máy tính.

- Với màu xám đục, bạn có thể thấy lờ mờ những mạch điện bên trong “mảnh cao su” ấy. Bàn phím dùng chuẩn USB hoặc PS/2 đều được (đi kèm là bộ chuyển đổi từ USB sang PS/2 nhỏ gọn).

- Chính vì tính “mềm mại” này nên bạn nhất thiết phải dùng nó trên mặt (bàn) phẳng, chứ không thể đặt nó trên... đùi được, vì nó sẽ rủ xuống như một chiếc khăn. Có hai loại cho bạn chọn: 85 và 109 phím, nhưng loại 85 phím lại không có phím Home và End, có thể hơi bất tiện.

- Thiết bị này không chỉ thích hợp cho những người muốn “lạ mắt” và “êm tai” vì bàn phím không phát ra tiếng động, mà còn phù hợp những người dùng máy xách tay không muốn “vươn tay” khi đặt màn hình xa tầm tay một chút.

- Ngoài ra, bàn phím rất hữu dụng trong môi trường nhiều bụi bặm, vì việc lau chùi hay cọ rửa rất đơn giản, không cần phải tháo rời như bàn phím thông thường.

- Bạn có thể dùng nước hoặc cồn để lau chùi bàn phím một cách dễ dàng nhưng không được dùng dầu, xăng, hay a-xê-tôn.

- Vì không có lớp vỏ bên ngoài như bàn phím thường, mà chỉ có một lớp cao su được đúc liền bao bọc các mạch điện tử bên trong, nên không có chuyện bụi lọt vào khe giữa các phím như ta hay gặp.

- Các ký tự trên bàn phím này sẽ rất lâu bị mờ do dùng kỹ thuật in đặc biệt; bàn phím không gây độc hại và không mùi (cao su) vì chế tạo từ silicon chất lượng cao.

- Điểm hấp dẫn nhất của Flexible Mini Keyboard là bạn có thể “cuộn” bàn phím lại để cất vào túi xách một cách gọn nhẹ.

- Tuy nhiên, bạn không nên dùng dao rạch lên bàn phím, không dùng vật nặng đè lên trong thời gian dài và không đè quá mạnh khi cuộn bàn phím lại.

2.1.3.4. Bàn phím có thể… nhúng nước:

- Bạn đã quá chán những bàn phím cáu ghét, đầy bụi bẩn? Nay đã có loại bàn phím bằng silicon hoàn toàn kín, nhờ vậy nó trở nên miễn nhiễm với mọi dạng vết bẩn - từ bụi bẩn đến cà phê - vì rằng bạn có thể cọ rửa nó bằng nước mà chẳng sợ hư hại.

- Chẳng những thế, đây là loại bàn phím vừa mềm dẻo lại rất bền chắc, cộng thêm những đặc tính hấp dẫn: tự động phát sáng trong điều kiện thiếu ánh sáng, không gây tiếng động ồn ào.

2.2. Cấu tạo bàn phím:

- Bàn phím là thiết bị nhập thông tin vào cho máy tính xử lý, thông tin từ bàn phím là các ký tự, số và các lệnh điều khiển.

- Sơ đồ mạch điện của bàn phím.

- Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với một công tắc đấu chập giữa một chân hàng A và chân cột B , như vậy mỗi phím có một địa chỉ hàng và cột duy nhất, người ta

lập trình cho các phím này để tạo ra các mã nhị phân 11 bít gửi về máy tính khi phím được nhấn.

- Trong dữ liệu 11 bit gửi về có 8 bít mang thông tin nhị phân (gọi là mã quét bàn phím) và 3 bit mang thông tin điều khiển .8 bít mang thông tin nhị phân đó được quy ước theo tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất cho các nhà sản xuất bàn phím.

- Bảng sau là thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gửi mã quét ở dạng nhị phân về máy tính như sau:

+ Tên phím A.

+ Mã quét nhị phân 0001 1110. + Mã ASCII tương ứng 0100 0001.

- Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII.

- Khi bấm phím A => bàn phím gửi mã nhị phân cho bộ nhớ đệm sau đó hệ điều hành sẽ đối sang mã ASC II và hiển thị ký tự trên màn hình.

- Bàn phím có tác dụng quan trọng cho việc nhập các số liệu và chương trình vào CP. Hiện các loại bàn phím đang sử dụng thuộc loại đa chức năng MF/II với 101 hoặc 102 phím gồm các ký tự và một số phím chức năng. Bàn phím cũng có các đèn chỉ thị trạng thái như NumLock, ScrollLock và CapsLock.

Hotkeys 2.0.1 – Thêm phím tắt cho bàn phím máy tính.

- Ngoài các phím tắt thông dụng mà bàn phím máy tính được quy định cụ thể, có lẽ nhiều bạn vẫn chưa thỏa mãn và vẫn muốn có thêm nhiều phím tắt hơn để thuận tiện cho công việc. Hotkeys sẽ giải quyết giúp bạn, nó cho phép tùy nghi thêm nhiều phím tắt để chạy ứng dụng hay điều chỉnh chức năng máy tính. Các xác lập rất dễ dàng, chỉ cần vài bước theo hướng dẫn. Chương trình hỗ trợ các bàn phím tiêu chuẩn cho máy tính để bàn và bàn phím rút gọn của máy tính xách tay.

3. MÀN HÌNH MÁY TÍNH

Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

3.1. Các loại màn hình:

Có nhiều loại màn hình máy tính, theo nguyên lý hoạt động thì có các loại màn hình máy tính sau:

Thường gặp nhất là các loại màn hình máy tính với nguyên lý ống phóng chùm điện tử (ống CRT, nên thường đặt tên cho loại này là "loại CRT").

3.1.1.1. Ưu nhược điểm của màn hình loại CRT.

* Ưu điểm: Thể hiện màu sắc rất trung thực, tốc độ đáp ứng cao, độ phân giải có thể đạt được cao. Phù hợp với games thủ và các nhà thiết kế, xử lý đồ hoạ.

* Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích, tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác, thường gây ảnh hưởng sức khoẻ nhiều hơn với các loại màn hình khác.

3.1.1.2 Nguyên lý hiển thị hình ảnh.

- Màn hình CRT sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn.

- Để tìm hiểu nguyên lý hiển thị hình ảnh của các màn hình CRT, ta hãy xem nguyên lý để hiển thị hình ảnh của một màn hình đơn sắc (đen trắng), các nguyên lý màn hình CRT màu đều dựa trên nền tảng này.

* Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình đen-trắng

- Ở các màn hình CRT cổ điển: Toàn bộ lớp huỳnh quang trên bề mặt chỉ hiển phát xạ một màu duy nhất với các mức thang xám khác nhau để tạo ra các điểm ảnh đen trắng. Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điều khiển bằng chùm tia điện tử có cường độ khác nhau.

- Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình. Tại đây có một dây tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trong kim loại của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ống CRT. Để tạo ra một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang và đứng) điều khiển tia này đến các vị trí trên màn huỳnh quang.

- Để đảm bảo các tia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnh thiết đặt, ống CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt với thấu kính quang học) bằng các cuộn dây để hội tụ chùm tia.

- Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung hình tĩnh, nhiều khung hình tĩnh như vậy thay đổi sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động.

- Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị trên màn hình, với các điểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểm ảnh trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các thang màu xám thì tuỳ theo mức độ sáng mà tia có cường độ khác nhau.

* Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu

- Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu loại CRT giống với màn hình đen trắng đã trình bày ở trên. Các màu sắc được hiển thị theo nguyên tắc phối màu phát xạ: Mỗi một màu xác định được ghép bởi ba màu cơ bản.

- Trên màn hình hiển thị lớp huỳnh quang của màn hình đen trắng được thay bằng các lớp phát xạ màu dọc từ trên xuống dưới màn hình (điều này hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường).

3.1.2. Màn hình máy tính loại tinh thể lỏng.

- Màn hình máy tính loại tinh thể lỏng dựa trên công nghệ về tinh thể lỏng nên rất linh hoạt, có nhiều ưu điểm hơn màn hình CRT truyền thống, do đó hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, dần thay thế màn hình CRT.

3.1.2.1. Ưu nhược điểm của màn hình tinh thể lỏng.

* Ưu điểm: Mỏng nhẹ, không chiếm diện tích trên bàn làm việc. Ít tiêu tốn điện năng so với màn hình loại CRT, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng so với màn hình CRT.

* Nhược điểm: Giới hạn hiển thị nét trong độ phân giải thiết kế (hoặc độ phân giải bằng 1/2 so với thiết kế theo cả hai chiều dọc và ngang), tốc độ đáp ứng chậm hơn so với màn hình CRT (tuy nhiên năm 2007 đã xuất hiện nhiều model có độ đáp ứng đến 2 ms), màu sắc chưa trung thực bằng màn hình CRT.

3.1.2.2. Độ phân giải.

Độ phân giải của màn hình tinh thể lỏng dù có thể đặt được theo người sử dụng, tuy nhiên để hiển thị rõ nét nhất phải đặt ở độ phân giải thiết kế của nhà sản xuất. Nguyên

nhân là các điểm ảnh được thiết kế cố định (không tăng và không giảm được cả về số điểm ảnh và kích thước), do đó nếu thiết đặt độ phân giải thấp hơn độ phân giải thiết kế sẽ xảy ra tình trạng tương tự việc có 3 điểm ảnh vật lý (thực) dùng để hiển thị 2 điểm ảnh hiển thị (do người sử dụng thiết đặt), điều xảy ra lúc này là hai điểm ảnh vật lý ở sẽ hiển thị trọn vẹn, còn lại một điểm ảnh ở giữa sẽ hiển thị một nửa điểm ảnh hiển thị này và một nửa điểm ảnh hiển thị kia - dẫn đến chỉ có thể hiển thị màu trung bình, dẫn đến sự hiển thị không rõ nét.

3.1.2.3. Điểm chết trong màn hình tinh thể lỏng

- Một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá về màn hình tinh thể lỏng là các điểm chết của nó (khái niệm điểm chết không có ở các loại màn hình CRT).

- Điểm chết được coi là các điểm mà màn hình không thể hiển thị đúng màu sắc, ngay từ khi bật màn hình lên thì điểm chết chỉ xuất hiện một màu duy nhất tuỳ theo loại điểm chết.

- Điểm chết có thể xuất hiện ngay từ khi xuất xưởng, có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng.

- Điểm chết có thể là điểm chết đen hoặc điểm chế trắng. Với các điểm chết đen chúng ít lộ và dễ lẫn vào hình ảnh, các điểm chết trắng thường dễ nổi và gây ra sự khó chịu từ người sử dụng.

- Theo công nghệ chế tạo các điểm chết của màn hình tinh thể lỏng không thể sửa chữa được. Thường tỷ lệ xuất hiện điểm chết của màn hình tinh thể lỏng chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm xuất xưởng nên các hãng sản xuất có các chế độ bảo hành riêng. Một số hãng cho phép đến 3 điểm chết (mà không bảo hành), một số khác là 5 điểm do đó khi lựa chọn mua các màn hình tinh thể lỏng cần chú ý kiểm tra về số lượng các điểm chết sẵn có.

- Để kiểm tra các điểm chết trên các màn hình tinh thể lỏng, tốt nhất dùng các phần mềm chuyên dụng (dẫn dễ tìm các phần mềm kiểu này bởi chúng thường miễn phí), nếu không có các phần mềm, người sử dụng có thể tạo các ảnh toàn một màu đen, toàn một màu trắng, toàn một màu khác và xem nó ở chế độ chiếm đầy màn hình (full screen) để kiểm tra.

3.1.2.4. Đèn nền trong màn hình tinh thể lỏng.

- Công nghệ màn hình tinh thể lỏng phải sử dụng các đèn nền để tạo ánh sáng đến các tinh thể lỏng. Khi điều chỉnh độ sáng chính là điều chỉnh ánh sáng của đèn nền. Điều đáng nói ở đây là một số màn hình tinh thể lỏng có hiện tượng lọt sáng tại các viền biên của màn hình (do cách bố trí của đèn nền và sự che chắn cần thiết) gây ra cảm giác hiển thị không đồng đều khi thể hiện các bức ảnh tối. Khi chọn mua cần thử hiển thị để tránh mua các loại màn hình gặp lỗi như vậy, cách thử đơn giải nhất là quan sát viền màn hình trong thời điểm khởi động Windows xem các vùng sáng có quá lộ hay không.

3.1.2.5. Màn hình rộng và màn hình chuẩn 4:3 thông thường.

- Trong màn hình tinh thể lỏng thường có hai loại, màn hình theo chuẩn 4:3 thông thường và màn hình theo chuẩn rộng. Với màn hình kiểu CRT thì thông dụng nhất vẫn theo chuẩn thông thường, rất cá biệt mới có màn hình rộng.

- Màn hình theo chuẩn thông thường có tỷ lệ tính theo điểm ảnh đường ngang và điểm ảnh đường đứng có tỷ lệ 4:3.

- Với màn hình theo chuẩn rộng sẽ có tỷ lệ (như trên) thường là 16:10.

- Tuỳ theo nhu cầu công việc mà nên chọn màn hình theo chuẩn nào. Với chơi game thông thường, lướt web, soạn thảo văn bản thì nên chọn loại thường. Với mục đích xem phim, dùng nhiều đến bảng tính excel thì nên chọn màn rộng để đảm bảo hiển thị được nhiều nội dung hơn.

- Tuy nhiên hiện nay xu thế người sử dụng đang dần chuyển sang sử dụng màn hình rộng bởi dần các game hỗ trợ màn hình rộng tốt hơn. Vấn đề lựa chọn giữa loại

Một phần của tài liệu Đề tài Thiết bị ngoại vi thông dụng của máy tính chuột – bàn phím – màn hình (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w