NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu BAI GING NGON NG HC DI CHIU CONTRAS (Trang 33 - 35)

- Khái niệm tertium comparationis và equivalence

2. Các bình diện đối chiếu

NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ

Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ phải dựa trên các quy tắc quy định sau: 1. Nguyên tắc 1

Miêu tả đầy đủ, chính xác, sâu sắc các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Đây là công đoạn quan trọng nhất, đối chiếu được tiến hành khi miêu tả kết thúc.

Ví dụ, khi tiến hành đề tài nghiên cứu nội dung “Các câu tiếng Anh mở đầu bằng từ there và những câu tương đương trong tiếng Ba Lan” có thể

tiến hành tuần tự như sau:

+ Thống kê một số ví dụ câu có there mở đầu trong tiếng Anh và các câu tương đương trong tiếng Ba Lan.

+ Nhận xét mở đầu.

+ Phân tích và phân loại các câu trên của tiếng Anh trên các tiêu chí cú pháp và ngữ nghĩa, xem xét các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng.

+ Phân tích các câu tương đương trong tiếng Ba Lan bằng cách tương tự như đối với các câu tiếng Anh trên.

+ Kết luận. 2. Nguyên tắc 2

Nghiên cứu đối chiếu phải đặt trong hệ thống chứ không chỉ chú ý đến các phương tiện riêng biệt vì ngơn ngữ là một hệ thống, vì những giá trị của ngôn ngữ được qui định bởi các quan hệ trong hệ thống.

3. Nguyên tắc 3

Xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà phải cịn trong hoạt động giao tiếp, có như vậy mới giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói. F. de Saussure: “Đối tượng duy nhất và chân thực của ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân nó và vì nó”.

34

Đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mơ hình lí thuyết để miêu tả các ngơn ngữ được đối chiếu.

Thống nhất xuyên suốt về thuật ngữ, thống nhất cách hiểu thuật ngữ vì nếu sử dụng cùng thuật ngữ nhưng cách hiểu khác nhau thì kết quả miêu tả khác nhau không dùng để đối chiếu được. Có nghĩa rằng, phân tích, đo lường các đối tượng khác nhau bằng cách dùng những đơn vị hoặc thước đo như nhau là bắt buộc đối với sự so sánh các đối tượng đó. 5. Nguyên tắc 5

Tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa các ngơn ngữ đối chiếu. Ngơn ngữ đối chiếu có thể gần loại hình, khơng cùng loại hình, có thể cùng khu vực hoặc khác khu vực địa lí nhưng vấn đề phải xác nhận được là chúng gần hay khác loại hình vì nó có thể cho phép lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong quá trình đối chiếu. Cần phải lưu ý các đặc điểm về văn hóa, bối cảnh xã hội, lịch sử của cộng đồng người nói ngơn ngữ đó. 6. Nguyên tắc 6

Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ phục vụ cho học tập, giảng dạy ngoại ngữ cần phải lưu ý tính đơn giản, thiết thực, dễ hiểu để người dạy và người học dễ tiếp cận và thực hiện.

35

Một phần của tài liệu BAI GING NGON NG HC DI CHIU CONTRAS (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)