CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Nhận xét và đánh giá chung
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã gây ra những hậu quả to lớn, lâu dài
không chỉ về môi trường mà cả về mặt kinh tế, xã hội, sức khỏe con người đối với tỉnh
Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung. Sinh vật ngoại lai xâm hại phá vỡ cân bằng sinh thái, làm suy giảm ĐDSH, làm suy yếu các chức năng của HST là mối đe dọa đối với khu hệ sinh vật bản địa.
Chưa có một tiêu chí thống nhất đối với thiệt hại tối thiểu, mức độ lan rộng hay quy mơ cần thiết của một lồi ngoại lai để được coi là xâm hại. Tuy nhiên, chỉ cần một số lượng cá thể rất nhỏ, chiếm một phần cũng nhỏ trong đa dạng di truyền của lồi đó ở mơi trường tự nhiên của chúng, có thể là đủ để tái sinh, thơng qua sinh sản sẽ lan rộng, gây thiệt hại to lớn về môi trường ở nơi cư trú mới. Thực tế cho thấy, công tác quản lý SVNL cũng rất phức tạp do khơng thể nhìn thấy ngay tác hại và quan trọng hơn là khó để tiêu diệt hoàn toàn SVNL một khi đã xâm nhập. Để ứng phó với những diễn biến phức tạp từ SVNL; trước hết các ban, ngành liên quan cần xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát SVNL xâm hại như những quy định về phân tích rủi ro trước khi nhập khẩu, quy định về phát hiện sớm, phản ứng nhanh về loài SVNL, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc ngăn ngừa, kiểm sốt và diệt trừ lồi thủy SVNL xâm hại.
Sở Tài nguyên & Môi trường Tuyên Quang được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học nói chung và sinh vật ngoại lai nói riêng trên địa bản tỉnh. Dữ liệu đánh giá về SVNL trên địa bàn tỉnh đã có và cho thấy những thơng tin cơ bản về sự có mặt và phân bố tổng quát các loài SVNL trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, dữ liệu cụ thể về SVNL trên mỗi huyện cụ thể, đặc biệt là những huyện có vai trị kinh tế nơng lâm nghiệp trọng điểm vẫn cịn chưa thực sự đầy đủ. Những nghiên cứu cụ thể cho từng địa phương về SVNL là thực sự cần thiết để tiến hành.