Biểu đồ so sánh doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý tín dụng.doc (Trang 30 - 45)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy doanh số cho vay luôn cao hơn doanh số thu nợ một khoảng tương đối giống nhau qua các tháng. Càng về sau doanh số thu nợ càng sát với doanh số cho vay hơn.

Do tình hình khách hàng trong các tháng của quý I/08 có biến động mạnh dẫn đến tình hình doanh số thu nợ cũng thay đổi theo. Cụ thể tháng 01/08 doanh số thu nợ là 20.541 triệu đồng; nhưng đến tháng 02/08 doanh số thu nợ chỉ là 5.650 triệu đồng, giảm khá mạnh so với tháng 01 trong cùng quý, số tiền giảm là 14.891 triệu đồng, vào tháng 03/08 doanh số thu nợ đạt 20.637 triệu đồng, tăng vượt mức so với tháng 02, số tiền tăng là 14.987 triệu đồng.

Biểu đồ so sánh doanh số cho vay và doanh số thu nợ thu nợ 5000 7000 9000 11000 13000 15000 17000 19000 21000 23000 01/08 02/08 03/08 Quý I/2008 T ri ệu đ n g

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Thông qua sự chênh lệch, thay đổi giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho thấy tình hình thu nợ của đơn vị diễn ra khá suôn sẻ, nếu doanh số cho vay là bao nhiêu thì doanh số thu nợ sẽ theo sát ở phía sau; chứng tỏ công tác thu nợ ở NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức được các CBTD thực hiện rất thường xuyên và rất đạt hiệu quả.

Thông qua công tác thu nợ của đơn vị ta cũng phần nào nhận thấy rằng các hộ dân cư, kinh tế trên địa bàn Quận làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của NH. Đồng thời ta cũng thấy rằng đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định, kiểm tra,đánh giá khách hàng, lựa chọn khách hàng cho vay khá thành công, chứng tỏ CBTD luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn và luôn đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, do đó luôn đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại được một cách nhanh chóng, ít gặp trường hợp thất thoát, không thu hồi lại được nợ.

Chỉ qua quý I/2008 ta chưa thấy rõ được khả năng thực sự của đơn vị, nhưng nhìn chung ta thấy tình hình hoạt động tín dụng của NH đang phát triển tốt và còn tiếp tục đi lên. NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức dần dần mở rộng thị phần của mình tại địa bàn Quận, NH luôn giữ mối liên hệ với những khách hàng truyền thống và luôn nổ lực hết mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, song song với việc tìm kiếm khách hàng mới.

Với những nổ lực đó, khách hàng của NH ngày một tăng, chẳng những được khách hàng truyền thống là những hộ dân cư tin tưởng mà khách hàng là DN, tổ chức kinh tế tìm đến với NH cũng ngày một đông. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng phải kể đến nổ lực của CBTD, những người có năng lực thực sự và luôn luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất và luôn trung thực trong công tác thẩm định.

3.2.2 Phân tích rủi ro tín dụng:

Ở các DN kinh doanh thương mại, sản phẩm, dịch vụ thì rủi ro nhất là không bán được sản phẩm, dịch vụ. Nhưng đối với tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì rủi ro nhất là việc xuất hiện những khoản nợ khó đòi.

 Phân tích nợ quá hạn:

Nợ khó đòi hay nợ quá hạn được xem là các khoản vay của khách hàng đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả đuợc đúng hạn. Nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn vì những lý do khách quan thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được ngân hàng đồng ý thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho NH thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn có nghĩa là các khoản tiền NH bỏ ra cho vay đã gặp rủi ro, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, NH cần thường xuyên theo dõi các khoản vay để phát hiện kịp thời nợ quá hạn và tìm nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn; đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế, nhằm giải thiểu rủi ro cho NH và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như chất lượng quản lý tín dụng.

Quan sát bảng số liệu ta thấy tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của quý I/08 tại NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức có tỷ lệ rất thấp, giảm đều qua các tháng cho thấy đây là hướng tích cực. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn tháng 01/08 là 1,01% tương ứng với nợ quá hạn là 224 triệu đồng; nhưng sang tháng 02/08 thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,72% tương ứng 50 triệu đồng, giảm 0,29% so với tháng 01/08; đến tháng 03/08 tỷ lệ nợ quá hạn là 0.41% tương ứng với nợ quá hạn là 85 triệu đồng, giảm rõ rệt so với tháng 01/08 và là tháng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất quý .

Bảng 6: Nợ quá hạn quý I/08

Đơn vị tính: Triệu đồng

01/08 02/08 03/08

Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số cho vay 22.155 6.940 20.980 Doanh số thu nợ 20.541 5.650 20.637 Nợ quá hạn 224 50 85 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,01% 0,72% 0,41%

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh)

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ NH đó hoạt động tốt, chất lượng tín dụng cao, rủi ro sẽ ít khi xảy ra. Thế nhưng các NH cũng phải chú ý rằng tỷ lệ nợ quá hạn thấp không có nghĩa là rủi ro sẽ không xảy ra vì vậy ta phải quan tâm đến nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có thể kiểm soát phòng ngừa về sau. Có những nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Quận Thủ Đức là:

 Khách quan

- Do thời gian gần đây hay xảy ra dịch bệnh, các hộ chăn nuôi heo gà gặp rất nhiều khó khăn.

- Do các hộ dân cư làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán.

- Do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ , thiếu đầy đủ. Dẫn đến hiện tượng thủ tục thế chấp tài sản, giấy tờ sở hữu, tổ chức phát mãi tài sản, thanh lý tài sản chưa đảm bảo an toàn vốn.

- Một số khách hàng còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại trông chờ xóa nợ.

- Tệ nạn xã hội, cờ bạc, số đề…

- Lãi suất nợ quá hạn còn thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường nên chưa đủ tác động tích cực đối với người vay.

- Trình độ dân trí, ý thức chấp hành quy định pháp luật của người vay còn chưa tốt.

- Tâm lý kinh doanh sợ trả nợ khó vay lại được, đặc biệt vào thời điểm mùa vụ.

 Chủ quan:

- Nguyên nhân chủ yếu là ở các CBTD, do chủ quan nên không theo sát để đôn đốc, thu nợ quá hạn, chưa cá biện pháp cứng rắn, tạo cho khách hàng có tư tưởng chây lì.

- Bên cạnh đó có một nguyên nhân khác tiềm ẩn mà phần lớn các NH biết có suy nghĩ đến nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài, đó là khả năng thực sự của khách hàng. Lượng khách hàng vay vốn ngân hàng rất đông, thường vay các khoản tín dụng nhỏ, mà trình độ của các CBTD còn hạn chế biên chế phòng tín dụng thiếu, địa bàn hoạt động rộng, phân tán, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương còn kém, nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đạt 100%. Do vậy khó phát hiện khả năng trả nợ thật sự của khách hàng, thông thường khi tới hạn trả nợ khách hàng mượn tạm của bên ngoài trả nợ rồi vay trở lại trả cho bên ngoài, và cứ thế tiếp diễn. Lãi suất

nợ quá hạn của NH thấp so với bên ngoài nên khách hàng không sợ lãi suất quá hạn, họ cứ dửng dưng chịu nợ quá hạn.

Khi nợ quá hạn xuất hiện trong báo cáo NH cần tìm biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Thông thường CBTD gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở, nếu khách hàng vẫn không trả thì buộc CBTD lập biên bản cam kết trả nợ, tùy theo nguyên nhân khách quan, chủ quan mà áp dụng các biện pháp sau:

- Nếu khách quan: động viên người vay trả món nợ cũ rồi cho vay lại bằng số tiền đã vay trước đây.

- Nếu chủ quan: tìm cách dễ chịu để người vay trả xong rồi ngưng quan hệ tín dụng trong trường hợp người vay không có uy tín và sử dụng vốn vay sai mục đích.

3.2.3 Các biện pháp xử lý tổn thất tín dụng:

Khi đã bắt đầu kinh doanh, bước chân vào thương trường thì các tổ chức luôn phải có tầm nhìn xa, phải phán đoán dự tính trước những gì sẽ xảy ra. Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì lo trước tương lai luôn luôn không bao giờ là quá sớm. Đối với các NH Thương mại tổn thất tín dụng đôi khi không thể lường trước được, do đó các NH luôn phải chuẩn bị trước các tình huống và biện pháp cũng như một khoản tiền để giải quyết kịp thời khi rủi ro xảy ra.

Giai đoạn nhận dạng rủi ro tín dụng là giai đoạn rất quan trọng bởi vì rủi ro tín dụng xảy ra từ nhiều nguyên nhân, từ nhiều phía khác nhau. Do vậy các NH Thương mại nói chung và NHNo & PTNT VN nói riêng, cụ thể là cán bộ tín dụng cần phải nhận diện được các tình huống có thể xảy ra từ khách hàng ảnh hưởng đến khoản vay. Quá trình nhận dạng rủi ro được tiến hành trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng và quá trình phân tích tín dụng. Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là hiện tượng nợ quá hạn

của khách hàng xảy ra thường xuyên. Trước hiện tượng này CBTD cần chủ động tìm kiếm khách hàng để xác nhận các định liệu giả định sau đây có đúng hay không:

- Mặc dù có những vấn đề phát sinh thì thực tế và trong tương lai, khách hàng vẫn có khả năng tài chính tốt.

- Vẫn theo đường lối hợp tác, NH vẫn nên tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay vốn trong khi trục trặc đang được chỉ ra.

- Tiến hành lựa chọn biện pháp để xử lý tổn thất vì khách hàng không còn đủ khả năng trả nợ cho NH.

Cần lưu ý rằng trong trường hợp này CBTD phải có một thái độ kiên quyết và rõ ràng nhưng hoàn toàn không có sự đe dọa lẫn thông cảm.

Khi giải quyết nợ có vấn đề CBTD cần chú ý những điều cần làm và không cần làm sau:1

+ Cần làm:

- Cần có ít nhất hai CBTD tham gia cuộc gặp gỡ với người vay và thẩm tra những gì người vay nói.

- Thái độ dễ chịu nhưng kiên quyết, có chương trình làm việc cụ thể.

- Hãy cho người vay cơ hội để giải bày suy nghĩ.

- Cố gắng thu được tình hình của người vay càng nhiều càng tốt.

- Nói với người vay những gì mà NH mong chờ ở họ.

- Nếu đang ở tâm trạng quá hưng phấn hoặc ứng chế, hãy hoãn cuộc gặp với người vay.

- Không làm việc một mình, chần chừ.

- Thể hiện là một người nhân từ.

- Chấp nhận những báo cáo của khách hàng và của bên thứ ba chỉ ở góc độ bề mặt

- Không bao giờ lo lắng về mục đích thực sự của khoản vay.

- Luôn luôn nghĩ tích cực, đặt niềm tin vào trong tương lai.

- Không lo lắng về trách nhiệm cá nhân đối với công việc.

- Làm phiền người vay bằng những chi tiết thứ yếu.

- Làm khi nào có lệnh của cấp trên.

Khi nhận thấy khách hàng gặp những khó khăn ở dạng nhất thời, dẫn đến sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, làm ăn thua lỗ, và NH có nguy cơ không thu được khoản vay đã cho vay, NH cần cử cán bộ gặp khách hàng. Trong điều kiện có thể, cán bộ của NH sẽ tư vấn giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh ngày một trầm trọng có thể dẫn đến phá sản. Cụ thể: thay đổi chiến lược tiêu thụ sản phẩm, loại bỏ một số hoạt động không sinh lời, bán bớt tài sản, bán bớt một phần DN… Sau đó CBTD nhận thấy tình hình của khách hàng vẫn không tốt hơn và khoản cho vay gặp rủi ro cao hơn, lúc này NH sẽ xử lý dựa trên những biện pháp xử lý tổn thất, và đối với NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức có các biện pháp xử lý tổn thất tín dụng sau:

Xử lý dựa trên thương thảo:

Theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và NH trong hợp đồng tín dụng, khi thấy có những dấu hiệu bất thường như: nguồn thu của khách hàng không rõ ràng, tài sản bảo đảm có độ khả mại thấp, thấp hơn giá trị khoản vay… NH có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm.

Trước khi NH đưa ra ý kiến của mình, nếu bản thân khách hàng thấy được mình gặp khó khăn có thể làm đơn xin gia hạn nợ, nếu NH đồng ý sẽ lập thông báo gửi ngay đến cho khách hàng.

Trong quý đầu tiên của năm 2008, đơn vị đã đồng ý một đơn xin gia hạn nợ của công ty tư nhân tiện gỗ Hoài Thanh. Xưa nay công ty rất có uy tín với NH và đây là lần đầu tiên xin gia hạn nợ do có một khoản thu khách hàng đang tồn đọng chưa thu được.

Thanh lý:

Đối với các DN khi thực hiện biện pháp xử lý dựa trên thương thảo nhưng vẫn không thành công; DN vẫn làm ăn thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi thì NH chủ động tổ chức họp hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể, phá sản DN thu hồi công nợ.

Trong quý I/08 các DN có quan hệ với NH không có trường hợp nào để nợ quá hạn kéo dài dẫn đến hiện tượng trên.

Thu tài sản bảo đảm:

Trong nhiều trường hợp như khách hàng là DN bị giải thể, bị chia tách, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ, khách hàng có những vi phạm trong hợp đồng…thì NH tiến hành xử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Để bù đắp cho khoản tiền cho khách hàng vay, NH tiến hành thương thảo biện pháp, phương pháp bán tài sản bảo đảm tiền vay theo cam kết trong hợp đồng.

Trong quý I/08 do thời gian phân tích khảo sát chưa nhiều nên ta không thấy có hiện tượng này xảy ra, các khoản nợ quá hạn ở quý này tương đối ít và chưa có trường hợp nào buộc NH phải xử lý rủi ro bằng biện pháp trên.

Đưa ra tòa kinh tế:

Khi NH và khách hàng thương lượng không thành, khách hàng cố tình chây lì trong việc trả nợ cho NH, có dấu hiệu lừa đảo dẫn đến tranh chấp

thì buộc NH lúc này phải tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng ra tòa để thu hồi nợ theo đúng trình tự tố tụng của Pháp luật và ủy quyền tố tụng của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT VN.

Vụ việc dẫn đến tố tụng ra tòa chưa từng xảy ra tại đơn vị từ ngày thành lập đến nay, và trong quý I/08 thì cũng không ngoại lệ. Điều này chứng tỏ NH luôn tìm được con đường tốt để giải quyết nợ quá hạn và đồng thời cũng nói lên cách phục vụ khách hàng rất tốt nên có những tình cảm tốt đẹp với các khách hàng, không gây ra xung đột.

Xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý tín dụng.doc (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w