Cuộc chay đua lãi suất

Một phần của tài liệu Đề tài tiền gửi và nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)

2. Thực trạng tiền gửi trong ngân hàng Việt Nam

2.1 Cuộc chay đua lãi suất

Trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến đầu tháng 7/2008 các ngân hàng thương mại thường xuyên điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ. Cá biệt, có ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh lãi suất huy động VND lên cao nhất tới 20%/năm. Hãy nhìn về khoảng thời gian trước thời điểm này:

* Thời điểm đầu tháng 2 năm 2008

Đáng chú ý nhất là SeABank ban hành một mức lãi suất mới với cái tên gọi đúng bản chất là “siêu lãi suất” lên 12%/năm. Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho: kỳ hạn 01 tháng: 12%/năm; kỳ hạn 02 tháng: 11,5%/năm; kỳ hạn 03 tháng 11%/năm; kỳ hạn 06 tháng: 11%/năm.

Được biết, ngay trước đó, từ ngày 19/02/08, SeABank đã nâng lãi suất huy động với các loại tiền VND, USD, EUR, lãi suất cao nhất lên tới 10,92%.

Trong khi đó, Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB) cũng đã chính thức tham gia cuộc đua lãi suất kể từ 21/2/2008 MB khi tăng lãi suất huy động vốn. Mức tăng cao nhất của MB là ở kỳ hạn 3 tháng từ mức 8,22%/năm lên 10,00%/năm. Mức lãi suất được áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng đều là 10,20%/năm. Ngoại trừ không kỳ hạn, mức lãi suất của các kỳ hạn khác đều từ 9%/năm trở lên. Đối với huy động bằng Đô la My từ cá nhân mức tăng là từ 0,1% đến

0,4% theo đó lãi suất của kỳ hạn 12 tháng là 5,2%/năm, cao nhất là ở các kỳ hạn 24, 36 và 60 tháng tương đương 5,4%/năm.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng vừa thơng báo tăng lãi suất tiết kiệm VND lĩnh lãi cuối kỳ bắt đầu từ ngày 18/2/2008 với mức tăng từ 0,18%/năm đến 1,20%/năm.

Là một trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã thực hiện tăng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán bằng VND ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng tới 36 tháng với mức tăng từ 0,36%/năm tới 0,6%/năm. Trong đó, lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng cũng đã đạt 9,24%/năm. ACB cho biết, đây là đợt điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn có biên độ lớn nhất của ACB trong thời gian vừa qua.

* Thời điểm cuối tháng 2 năm 2008

Lãi suất 13% rồi 14% và đỉnh điểm vượt qua mốc 15%/năm của một số ngân hàng “cổ phần tư nhân”, khiến hàng loạt người dân có tiền gửi ở các ngân hàng thương mại nhà nước đổ xô đi rút để đến các ngân hàng có lãi suất huy động cao hơn gửi vào. Cuộc đua giữa các ngân hàng đang “khát vốn”, kéo theo hệ lụy không mong muốn cho những ngân hàng lớn và các doanh nghiệp cần vay vốn sản xuất kinh doanh.

Cuối tháng 2/2008, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định “khống chế” lãi suất huy động ở mức cao nhất là 12%, cuộc đua lãi suất bắt đầu hạ nhiệt. Phòng giao dịch Ngân hàng An Bình tại Phan Thiết đang có mức huy động linh hoạt và “đụng sàn” mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 12%. Các sản phẩm cạnh tranh huy động vốn 1 tuần đến 4 tuần cũng có lãi suất khá cao. Sài Gịn Cơng Thương ngân hàng có nhiều mức huy động và trả lãi khác nhau cho từng thời điểm, ông Phan Văn Định – Giám đốc chi nhánh Bình Thuận, cho biết: “Dù mới mở chi nhánh ở Bình Thuận, nhưng Sài Gịn Cơng Thương vẫn có được lượng khách hàng nhất định, nên trước biến động tăng lãi suất huy động, Sài Gịn Cơng Thương vẫn hoạt động ổn định và tăng trưởng”.

Trước thực trạng một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động khá cao, bộ tứ “đại gia” trong lĩnh vực ngân hàng, có bề dày hoạt động, nguồn vốn ổn định và là ngân hàng nhà nước, nên Ngân hàng đầu tư và Phát triển, Công Thương, Ngoại Thương, Nông nghiệp - Phát triển nơng thơn dù có bị dịch chuyển nguồn vốn, nhưng vẫn hoạt động ổn định.

+ Ngân hàng nhà nước “khơi ngòi” cho cuộc đua lãi suất.

Lạm phát tăng cao, thị trường chứng khốn và bất động sản tăng trưởng nóng buộc Ngân hàng nhà nước phải đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm bình ổn.

Phải kể đến là việc tăng tỷ lệ dữ trữ từ 10% lên 11%, với động thái này thì các ngân hàng thương mại (NHTM) phải nộp dữ trự bắt buộc tăng thêm là 20.000 tỷ đồng trong tháng 02/2008.

Tiếp đó, NHNN tăng cặp lãi suất chủ đạo. Cụ thể là, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.

Không dừng lại ở đó, ngày 15/02/2008, NHNN thực hiện một giải pháp mang “màu sắc” hành chính đó là phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc. Sức ép tiếp tục đè nặng trên vai các Ngân hàng thương mại.

Chỉ thị 03 được nâng cấp thành “quyết định” siết chặt hơn đối với cho vay chứng khốn, trước đây là 3% tính trên tổng dư nợ thì nay là 15%-20% trên Vốn điều lệ.

+ Diễn biến kịch tính của “cuộc đua” lãi suất

Phản ứng nhanh trước động thái của NHNN, lãi suất liên ngân hàng (các ngân hàng cho nhau vay) trong tháng 2 đã đạt đến mức kỷ lục 43% trong lịch sử tài chính tiền tệ của Việt Nam.

“Liều” thuốc của NHNN đã gây “sốc” cho các NHTM, khiến các Ngân hàng đã có lúc phải ngưng tồn bộ cho vay Bất động sản, chọn lọc khách hàng vay, tạm hoãn các hồ sơ vay vốn.

Biểu lãi suất của ngân hàng chiếm vị trí đầu bảng trong “cuộc đua”

Ngân hàng Mức lãi suất huy động (12 tháng)

Ngân hàng thương mại Đông á 14.4% Ngân hàng ky thương Techcombank 14.2 % Ngân hàng Việt Á 13 % NHTMCP Sài Gòn (SCB) 13.5 % NHTM CP Sài gòn – Hà Nội (SHB) 12.5 %

* Thời điểm tháng 5 năm 2008

Ngay trong ngày 17/5, khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) chính thức cơng bố cơ chế điều hành mới về lãi suất , một loạt ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đã ban hành ngay biểu lãi suất huy động mới. Cuộc “đua tăng” đặc biệt “nóng” trong ngày đầu thực hiện 19/5. Nếu như 17/5, mức 15%/năm đã được tạm tính là kỷ lục thì sang ngày 19/5, lần lượt các mốc 16, 17, thậm chí cả mức gây “sốc” là 18%/năm-mức tối đa với cả lãi suất huy động và cho vay cũng đã xuất hiện!

Ngân hàng (NH) nào cũng nhộn nhịp khách giao dịch, nhưng nơi có lãi suất thấp thì khách đến để rút tiền, nơi có LS cao thì được đổ xơ đến gửi. “Cuộc đua” một mặt cũng hút thêm một lượng vốn nhàn rỗi của người dân “đổ” vào hệ thống NH nói chung, mặt khác cũng làm dịng vốn có sự dịch chuyển ít nhiều từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao.

* Thời điểm tháng 6 năm 2008

Ngân hàng Seabank huy động với lãi suất 19,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Và đến giờ này, đây là ngân hàng đang có mức lãi suất huy động cao nhất.

Buổi chiều cùng ngày, Ngân hàng Ky thương (Techcombank) chính thức thơng báo huy động vốn với lãi suất 17,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Ngân hàng Đại dương (Oceanbank) cũng đưa ra mức tương đương. Ở kỳ hạn 1 tháng, Techcombank cũng đã tăng lên đến 16,95%/năm.

Ông Phạm Anh Dũng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn (SCB), cho biết SCB khơng tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn có thời gian dài, mà sẽ tăng lãi suất huy động ở các khoản tiền gửi dưới 1 tháng. Vì vậy, tiền gửi 3 tuần có mức lãi suất huy động 17,5%/năm. Các kỳ hạn từ 2 đến 6 tháng có mức huy động 16%/năm.

Nhìn chung ngồi Seabank khá mạnh tay, còn lại các ngân hàng cũng dè dặt. Hiện tại trừ Techcombank, còn lại các ngân hàng lớn chưa có động tĩnh. Một phần các ngân hàng đang thăm dò động thái của nhau, mặt khác các ngân hàng cũng đang cân nhắc về khả năng vay của doanh nghiệp. Tổng Giám đốc một ngân hàng tính tốn, nếu huy động với 19 - 20%, các ngân hàng phải cho vay với mức 25-26% mới có lãi.

Trước khi lãi suất cơ bản được nâng lên 14%/năm, nhiều ngân hàng đã cho vay với mức 20 - 24%/năm (lãi suất đầu vào cao nhất là 18%/năm). Các ngân hàng đã sử dụng hình thức gia tăng phụ phí để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Khi đưa ra

quyết định nâng trần lãi suất huy động lên 14%/năm, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo rằng, các ngân hàng sẽ thận trọng, không mạo hiểm lao vào cuộc đua lãi suất mới. Bởi lẽ, nếu nâng lãi suất đầu vào quá cao sẽ gây áp lực lên lãi suất đầu ra, gây khó cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Trên thực tế, cuộc đua lãi suất vẫn đã và đang diễn ra mà khơi mào là SeAbank với mức lãi suất lên tới 19,2% dù ngân hàng này ngay sau đó đã điều chỉnh giảm rút về mức thấp hơn. Hiện, các ngân hàng đã không ngừng áp dụng biểu lãi suất huy động mới như: VPBank có mức lãi suất cao nhất, lên đến 18,8%/năm (kỳ hạn 6 tháng), Nam A Bank với mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VND là 18,36%/năm, SCB công bố lãi suất lên đến 19%/năm, đặc biệt, Ngân hàng TMCP My Xuyên áp dụng mức lãi suất thấp nhất là 18,84%/năm (thời hạn 3 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ) và cao nhất là thời hạn 12 tháng, lãi suất lên đến 19,56%...

Cuộc đua đã có lúc buộc các Hiệp hội Ngân hàng phải làm cầu nối để đại diện nhiều ngân hàng ngồi lại với nhau nhằm thống nhất “tiếng nói” về lãi suất. Và, dù nhờ thế lãi suất giữa các ngân hàng dường như đã tìm được mặt bằng chung ở mức từ 17,5%/năm đến 18%/năm. Nhưng, trong tuần qua, các ngân hàng lại liên tiếp ra thông báo điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng. Hầu hết các ngân hàng đều tham gia vào cuộc đua lãi suất này dù không hẳn ngân hàng nào cũng cần tăng tính thanh khoản. Một số ngân hàng có tính thanh khoản tốt vẫn tăng lãi suất như trường hợp của Techcombank (5 tháng đầu năm 2008 huy động được trên 42000 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm và thuộc hàng cao nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần) được lý giải là nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong bối cảnh các ngân hàng khác đều tăng lãi suất. Thêm nữa, việc tăng lãi suất có ý nghĩa "giữ chân" nguồn vốn đang có hơn là thu hút thêm nguồn vốn mới.

Một phần của tài liệu Đề tài tiền gửi và nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w