Về mặt hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu DI HC QUC GIA THANH PH h CHI MINH t (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ GIÁO DỤC Ở AUSTRALIA

2. Những đóng góp của ngành dịch vụ giáo dục ở Australia

2.3. Về mặt hợp tác quốc tế

Những nhà đầu tư giáo dục cho rằng nền giáo dục quốc tế giúp tạo nên một môi trường làm việc song ngữ chuyên nghiệp cũng như đem lại nhiều cơ hội hợp tác kinh tế xuyên quốc gia cũng như nghiên cứu quốc tế. Australia cũng nhận được rất nhiều cơ hội mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới như hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ký kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng như Hiệp định thương mại tự do Bắc Á với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Australia cũng phải chú ý đến việc mở rộng hiểu biết văn hóa của từng khu vực để có thể đóng góp và có lợi từ những hiệp định mới được ký kết.

Bên cạnh những cơ hội hợp tác, sinh viên quốc tế còn mang lại tiềm năng cho các hoạt động doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhập cư ở Australia có tinh thần lập nghiệp cao hơn những người bản xứ và số liệu ước tính của OECD cho thấy vào năm 2007-08, 11.5% những cơng nhân sinh ở nước ngồi tự kinh doanh hoặc làm nghề tự do so với 10% những cơng nhân bản xứ. Dù

29

trình độ giáo dục và xuất xứ bản thân có khác biệt mấy, những người nhập cư tay nghề có xu hướng theo đuổi lập nghiệp và trở thành doanh nhân. Những người nhập cư tự kinh doanh này đóng góp vào cơ cấu lao động của Australia đáng kể từ 1998 đến 2008. Theo OECD, họ đóng góp khoảng 1.5% đến 3% tổng cơ cấu lao động làm thuê trong các nước OECD.

Giáo dục quốc tế cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu và những người giám sát họ. Những sinh viên quốc tế, cụ thể là những nghiên cứu sinh, có thể đóng góp tốt hơn về mảng nghiên cứu học thuật. Vào năm 2010, 43.8% những bài báo nghiên cứu ở Australia được thực hiện có sự đóng góp của đối tác quốc tế. Lĩnh vực nghiên cứu đang ngày càng được đầu tư mạnh, từ năm 2008 đến 2012 đã tăng gấp đôi và dự kiến mở rộng ra toàn thế giới vào năm 2019. Australia cũng đang dần chuyển hướng sang khu vực châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tóm lại, những sinh viên quốc tế là những nhân tố vai trò đem lại sự độc đáo trong văn hóa và ngơn ngữ cũng như những kinh nghiệm cho ngành công nghiệp ở Australia. Điều này là nền tảng để xây dựng và củng cố nền thị trường hiện tại cũng như có những cơ hội về thương mại. Họ là những người đem lại sự hùng mạnh cho Australia, tạo dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp với đối tác thương mại, với nhà cung cấp cũng như những thương nhân nơi quê nhà họ và khắp mọi nơi.

30

KẾT LUẬN

Ngành giáo dục của Australia là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn khơng chỉ đem lại những lợi ích về kinh tế mà cịn cả về mặt văn hóa – xã hội. Ngay từ khi chính sách Đa văn hóa được thiết lập, lượng dân nhập cư đến Australia ngày càng nhiều và cho đến thời điểm hiện tại, khơng chỉ có du học sinh mà cịn cả những người lao động có tay nghề đang phấn đấu để kiếm cho mình cơ hội học tập, trải nghiệm và đóng góp cho Australia ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh những con số ấn tượng đạt được, Australia cũng đang phải đối mặt với những thách thức như phổ cập giáo dục cho trẻ em bản địa, củng cố cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của sinh viên quốc tế ngày càng cao và những bất cập trong cộng đồng sinh viên quốc tế.

Chính phủ Australia luôn coi trọng và đề cao giáo dục. Những chính sách mà Australia đề ra có tầm vai trị chiến lược quan trọng trong việc phát triển dịch vụ giáo dục. Bởi lẽ, Australia có được sự phồn vinh ngày hôm nay một phần nhờ vào những sinh viên quốc tế đem tri thức của mình đến để cống hiến, đồng thời họ còn là nguồn nhân lực dồi dào để bù đắp cho những thiệt thòi của Australia về mặt dân số và lao động. Australia luôn cố gắng tạo tạo điều kiện hết mức cho sinh viên quốc tế, chính vì vậy mà chính phủ Australia cung cấp mỗi năm hơn 200 triệu Đô-la Úc cho bổng quốc tế để mở ra cơ hội tươi sáng cho sinh viên ở khắp mọi nước, trong đó có Việt Nam.

31

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Top 5 quốc gia có lưu học sinh tại Australia đơng nhất năm 2017-18

Phụ lục 2. Giá trị hệ thống giáo dục đại học của Australia so với thế giới

32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Deloite Access Economics (2016), “The value of international education to Australia”,

Australian Government, truy cập ngày 10/04/2019

2. Department of Education and Training (2018), “Annual Report 2017-18”, Western

Australian Government, truy cập ngày 10/04/2019

3. Department of Education and Training (2018), “International student data monthly summary (October, 2018)”, Australian Government, truy cập ngày 10/04/2019

4. Department of Foreign Affairs and Trade, ’The Australian education system – Foundation level”, Australian Government, truy cập ngày 10/04/2019

5. Department of the Prime Minister and Cabinet (2018), “Closing the Gap”, Prime

Minister’s report, Department of the Prime Minister and Cabinet, truy cập ngày

10/04/2019

6. Đặng Thị Thu Hiền (2017), “Giáo dục đại học Australia và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam”, Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường, Trường Đại học

Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh

7. ICEF Monitor: Overview of Australia's assistance for education 2019.

8. OECD (2015), “Education Policy Outlook 2015: Making Reforms Happen”, OECD

Một phần của tài liệu DI HC QUC GIA THANH PH h CHI MINH t (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)