Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã thể hiện nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển,
24
đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Bởi vậy, pháp luật cũng chính là thước đo để bảo đảm phát triển cho các lĩnh vực:
1.4.1. Bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế và hoạt động kinh doanh là yếu tố ni dưỡng tế bào đó cũng như tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng hộ của chính quyền cịn ngược lại nếu khơng có sự ủng hộđó thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được. Do đó pháp luật chính là yếu tố xúc tác tạo một môi trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn.
1.4.2. Đảm bảo sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ dịch vụ lữ hành nói riêng và nền kinh tế.
Mặt khác, kinh doanh dịch vụ dịch vụ lữ hành là một ngành đặc thù và có sự ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, vậy hoạt động tuân theo quy định của pháp luật chính là tiêu chuẩn để đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi và không gây cản trở cho nền kinh tế nói chung. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mang đặc điểm kinh doanh dịch vụ và mang tính văn hóa xã hội. Vậy pháp luật ban hành cần hướng đến hài hòa các đặc điểm và yêu cầu của pháp luật.
1.4.3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch và của xã hội.
Hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch, một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng của kinh doanh dịch vụ là uy tín, chất lượng, danh tiếng, tạo được hình ảnh tốt trong tâm trí
25
của khách. Việc chấp hành luật pháp trong hoạt động kinh doanh không những đem lại uy tín cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch mà còn mang lại lợi ích cho du khách. Khách du lịch có quyền được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch; quyền được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch.
Trong quá trình đi du lịch, những lợi ích chính đáng và hợp pháp của họ cần phải được bảo vệ, bên cạnh đó cũng địi hỏi du khách phải có trách nhiệm tơn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, mơi trường, văn hố... ở điểm đến du lịch. Khi lượng khách đến một điểm đến ngày càng gia tăng thì ngồi những mặt tích cực mà họ đem lại cho điểm đến, khơng ít người trong số họ gây ra những vấn đề tiêu cực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải giải quyết.
1.5. Kinh nghiệm pháp luật các nước về điều kiện kinh doanh dịch vụlữ hành