Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án 29 

Một phần của tài liệu Tiểu luận xây dựng nhà bếp cho thuê (Trang 30 - 42)

4.2.7.1. Hiện giá (đơn vị tính: đồng):

Bảng 11: Hiện giá của các dòng tiền trong tương lai, với lãi suất là 12% một năm.

4.2.7.2 Thời gian hoàn vốn – Tpp (đơn vị tính: đồng): Bảng 12: Tính toán thời gian hoàn vốn của dự án

Tpp = 4 + [(1.334.500 – 1.304.184)/(1.718.031 – 1.304.184)] x 12 tháng = 4 năm + 0,8796 tháng Như vậy, sau 4 năm 0,8796 tháng, dự án sẽđược hoàn vốn. Ta thấy thời gian hoàn vốn nhỏ hơn thời hạn đầu tư nên dự án có khả năng hoàn vốn trực tiếp.

4.2.7.3 Hiện giá thu nhập thuần – NPV (đơn vị tính: đồng):

NPV = 1.718.031.000 – 1.334.500.000 = 383.531.000 đồng Vì NPV > 0, nên dự án có lời.

4.2.7.4. Tỷ suất sinh lời nội bộ - IRR:

Thu nhập thuần của dự án: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Thu nhập thuần 429.375.000 429.375.000 429.375.000 429.375.000 729.375.000 Chi phí đầu tư của dự án : 1.334.500.000 đồng.

Từ dòng thu nhập thuần và chi phí đầu tư của dự án như trên, với hệ số chiết khấu bằng 12%, chạy bảng tính Excel ta được:

IRR = 22.198%

IRR chính là suất sinh lời nội bộ khi NPV = 0, tức là ngay cả khi NPV = 0 thì cũng tạo được một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất là bằng IRR. Dự án có IRR bằng 22.198% lớn hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng (12%) và chi phí cơ hôi của việc sử dụng đồng tiền (hệ số chiết khấu 12%). Do đó, về mặt sinh lời ta thấy dự án có IRR = 22.198% là rất đáng giá đểđầu tư.

PHẦN 5: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Lợi ích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sựđáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sựđáp ứng này có thểđược xem xét mang tính định tính nhưđáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức gia tăng ngoại tệ, lợi ích cơ hội tăng do việc giảm bệnh tật cho người dân…

Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.

Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầ tư chính là việc so sánh (có mục đích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một đơn vị nào cụ thể)

5.1. Phân tích chi phí kinh tế - xã hội: 5.1.1. Chi phí hoạt động của dự án:

Mỗi dự án muốn hoạt động được đều phải có chi phí vận hoạt động khi bắt đầu thực hiện và hằng năm đểđảm bảo dự án được vận hành tốt theo mục tiêu của kế hoạch. Phần chi phí hoạt động đã được tính trên phần Phân tích tài chính của dự án.. Theo đó ta có số liệu như sau:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Chi phí hoạt

động

668.500.000 668.500.000 668.500.000 688.500.000 688.500.000

(Đơn vị: đồng)

5.1.2. Chi phí cơ hội của dự án:

Chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sựđánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn.

Chi phí cơ hội của phương án xây dựng nhà bếp cho thuê là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua (ởđây là dịch vụ Karaoke) khi thực hiện lựa chọn làm khu nhà bếp cho thuê.

Việc chọn xây dựng dịch vụ Karaoke làm phương án tốt nhất bị bỏ qua là do: Mặt bằng khu vực triển khai dự án nhà bếp có thu phí có thểđược sử dụng để xây dựng khu dịch vụ Karaoke. Hiện nay, trong Ký túc xá, mới chỉ có một khu vực cung cấp chức năng tương tự là khu vực A6. Tuy nhiên, công suất phục vụ tối đa của khu vực này là chưa đủđể đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong hầu hết mọi thời điểm. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật đã bắt đầu đi xuống, khiến nhu cầu của khách hàng không còn được thỏa mãn tối đa.

Việc xây dựng khu dịch vụ Karaoke ở vị trí này mang lại những lợi ích như sau:

• Đáp ứng một phần nhu cầu của sinh viên trong ký túc xá, tăng cường sự phong phú trong đời sống tinh thần của sinh viên, sự giao lưu qua lại giữa sinh viên với nhau

• Khắc phục vấn đề phải di chuyển xa để sử dụng dịch vụ của các sinh viên thuộc khu vực các nhà A12, A13, A15, A16…

• Giải tỏa áp lực hoạt động cho khu vực dịch vụ A6, tạo điều kiện để khu vực này tu bổ lại cơ sở vật chất kỹ thuật trong khi vẫn thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên

• Mang lại nguồn lợi kinh tếđể tiếp tục tiến hành đầu tư xây dựng thêm các dự án khác phục vụ sinh viên trong Ký túc xá

• Tạo thêm một số công việc bán thời gian cho các sinh viên có nhu cầu làm việc, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm thì doanh thu của dịch vụ Karaoke hằng năm bằng 80% doanh thu của dịch vụ bếp nấu ăn cho sinh viên. Vậy chi phí cơ hội của dự án được cho trong bảng sau:

(Đơn vị: đồng) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Doanh thu của dự án 1.101.000.000 1.101.000.000 1.101.000.000 1.101.000.000 1.101.000.000 Chi phí cơ hội 880.800.000 880.800.000 880.800.000 880.800.000 880.800.000 5.1.3. Chi phí khác:

Chi phí khác mà dự án quan tâm là lợi ích bị mất đi của những quán cơm trong ký túc xá và những quán cơm trong làng Đại học bị mất khách khi có dự án xây dựng bếp cho thuê trong ký túc xá ĐHQG. Thế nhưng, khi các bạn sinh viên sử dụng dịch vụ bếp cho thuê thì phải mua nguyên vật liệu (thịt, ca, rau, gia vị…) việc này sẽ làm tăng nguồn thu cho những người bán hàng này. Vì thế lợi ích mất đi của người này lại bù đắp bằng bằng phần tăng thêm của người khác nên chi phí này đã được bù trừ lận nhau, vì thế khi tính chi phí xã hội của dự án sẽ bỏ qua chi phí này.

Vậy tổng chi phí xã hội của dự án = chi phí hoạt động + chi phí cơ hội

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí xã hội 1.549.300.000 1.549.300.000 1.549.300.000 1.549.300.000 1.549.300.000

Giá trị hiện tại của các khoản chi phí thu được ở các năm của vòng đời dự án:

PV(C)= 1.549.300.000 x (1 + 12%)-1 + 1.549.300.000 x (1 + 12%)-2 +1.549.300.000 x (1 + 12%)-3 + 1.549.300.000 x (1 + 12%)-4 +1.549.300.000 x (1 + 12%)-5

= 5.584.879.770đồng.

5.2. Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội:

Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án nhà bếp cho thuê trong kí túc xá được xem xét trên cả hai mặt trực tiếp và gián tiếp. Lợi ích ởđây bao gồm lợi ích của nhà đầu tư, người lao động , địa phương và đối tượng sử dụng. Cụ thể như sau:

Th nht, nhà bếp cho thuê sẽđảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe cho sinh viên:

= tỉ lệ trung bình số sinh viên đi khám bệnh x chi phí trung bình cho việc đi khám bệnh trong 1 tháng x số sinh viên có thể sử dụng dịch vụ x 12 tháng

= 20% x 50.000 đồng x7.000 sinh viênx 12 tháng= 840.000.000 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi ích 840.000.000 840.000.000 840.000.000 840.000.000 840.000.000

Th hai, tạo tmôi trường tăng cường giao lưu giữa các sinh viên trong ktx:

= chi phí trung bình trong một giờđến những nơi vui chơi, giải trí có trả phí khác để giao lưu, kết bạn x số lượng sinh viên sử dụng dịch vụ trong một giờ

= tỉ lệ sinh viên tham gia các hoạt đọng giao lưu, kết bạn x chi phí sẵn lòng trả cho một lần sử dụng dịch vụ trong một giờ x số lượng sinh viên có thể sử dụng dịch vụ x 12 tháng

= 70% x 17.000 đồng x 7.000 sinh viên x 12 tháng = 999.600.000 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi ích 999.600.000 999.600.000 999.600.000 999.600.000 999.600.000

Th ba,làm giảm các thiệt hại về cháy nổ do sinh viên nấu chui, nấu lén:

= chi phí trung bình khắc phục cơ sở hạ tầng, thiết bị trong phòng kí túc xá, chi phí khắc phục các thương tích của sinh viên

= 200.000.000 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi ích 200.000.000 200.000.000 200.000.000 200.000.000 200.000.000

Th tư,đảm bảo dinh dưỡng giúp cho sinh viên tiếp thu kiến thức tốt hơn: = giảm chi phí học lại, học thêm bên ngoài

= 10% x chi phí trung bình cho một môn học một học kì x số lượng sinh viên x 2 kì trong năm = 10% x 300.000 đồng x 7.000 sinh viên x 2 kì = 420.000.000 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi ích 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000

Th năm,đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước: = tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp x thu nhập trước thuế

= 105.625.000 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi ích 105.625.000 105.625.000 105.625.000 105.625.000 105.625.000

Th sáu, nộp thuế đất: theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thuế suất được xác định theo biểu thuế lũy tiến, cụ thể phần diện tích trong hạn mức sẽ áp thuế suất 0,03%, phần diện tích vượt không quá ba lần hạn mức sẽ áp thuế 0,07% và phần diện tích vượt trên ba lần hạn mức sẽ áp thuế suất 0,15%. = thuế suất x diện tích mặt bằng

= 100 m2 x 2.300.000 đồng x 0,03% + 80 m2 x 2.300.000 x 0,07% = 197.800 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Lợi ích 197.800 197.800 197.800 197.800 197.800

Th by, góp phần tạo ra thu nhập cho người lao động: = tổng tiền lương trong 1 tháng của nhân viên x 12 tháng = 188.160.000 đồng x 12 tháng = 2.257.920.000 đồng

(Đơn vị tính: đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tiền lương 2.257.920.000 2.257.920.000 2.257.920.000 2.257.920.000 2.257.920.000

Tổng cộng lợi ích trong một năm = 4.823.342.800 đồng. Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng lợi ích 4.823.342.800 4.823.342.800 4.823.342.800 4.823.342.800 4.823.342.800 PV(B) = 4.823.342.800 x (1 + 12%)-1 + 4.823.342.800 x (1 + 12%)-2 + 4.823.342.800 x (1 + 12%)-3 + 4.823.342.800 x (1 + 12%)-4 + 4.823.342.800 x (1 + 12%)-5 = 17.387.071.341 đồng PV(C) = 1.549.300.000 x (1 + 12%)-1 + 1.549.300.000 x (1 + 12%)-2 +1.549.300.000 x (1 + 12%)-3 + 1.549.300.000 x (1 + 12%)-4 +1.549.300.000 x (1 + 12%)-5 = 5.584.879.770đồng

Chỉ tiêu B/C của dự án nhà bếp cho thuê trong kí túc xá:

3,11324 770 5.584.879. .341 17.387.071 ) ( ) ( = = = C PV B PV C B

Như ta thấy, chỉ số B/C > 1 như vậy dự án có thể chấp nhận Khi đó, tổng các khoản thu của dự án đủđể bù đắp các chi phí bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi.

PHẦN 6: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Như chúng ta cũng biết, có rất nhiều rủi ro trong một dự án đầu tư, nhưng đối với dự án này thì ta có độ nhạy của dự án là vấn đề cháy nổ và vấn đề chính sách của cấp trên là 2 vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất tới dự án.

+ Vấn đề cháy nổ: Giả sử có vấn đề cháy nổ xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm và thiệt hại sẽ là rất lớn, vì đối với dự án nhà bếp của nhóm có sử dụng tới 3 bình ga 45kg và 20 bếp nấu. Bên cạnh đó khu bếp cho sinh viên thuê để nấu ăn này lại đặt trong khuôn viên ký túc xá, và rất gần với các tòa nhà của các bạn sinh viên đang sinh hoạt tại đây nên thiệt hại gây ra về mặt con người có thể sẽ rất lớn.

+ Vấn đề chính sách: Nếu như các chính sách có liên quan đến các dự án đầu tư cho ký túc xá, cũng như các chương trình nhằm nâng cao đời sống cho sinh viên, mà không được khuyến khích và bị hạn chế, thì dự án này của nhóm sẽ bị ảnh hưởng khá lớn và có thể bị hủy bỏ. Vì các chính sách của phía trên đã không ủng hộ thì sẽ khó lòng mà thực hiện được dự án.

Tuy nhiên, khi dự tính được những rủi ro trên thì nhóm cũng đã tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến các rủi ro đó, để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Và theo sự tìm hiểu các chính sách có liên quan thì nhóm được biết: ở KTX ĐHQGTP.HCM luôn có chính sách, chế độ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ trong ký túc xá nhằm làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia, đóng góp vào để cùng lo cho sinh viên về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Do đó ta thấy vấn đề rủi ro về chính sách đã được khắc phục và tính khả thi của dự án là rất cao. Bên cạnh đó về vấn đề cháy nổ thì nhóm cũng đã tính toán và đã tiến hành xây dựng hầm để các bình ga ở dưới đất để giảm thiểu thiệt hại khi cháy nổ xảy ra. Đồng thời, nhóm cũng đã mua bảo hiểm cho dự án cũng như lắp đặt các bình chữa cháy và thiết bị phòng chống cháy nổ. Ngoài ra các vật dụng được sử dụng trong nhà

bếp và đặc biệt là các bếp gas được nhóm chú trọng chọn các mặt hàng tốt, đảm bảo chất lượng đểđem lại sự an toàn cao cho các bạn sinh viên.

PHẦN 7: KẾT LUẬN

Qua phân tích cho thấy, Dự án Nhà Ăn Sinh viên trong khu kí túc xá ĐHQG là một dự án khả thi và có tiềm năng phát triển mở rộng mô hình cho các khu KTX khác trong ĐHQG. Trong khi những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các quán ăn và căn tin trong làng ĐH không đủ tiêu chuẩn như hiện nay, thì việc có một nhà ăn đảm bảo vệ sinh ăn uống là phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sinh viên.

Việc nghiên cứu thị trường, địa điểm, công nghệ mới, hiệu quả tài chính và tính khả thi cho dự án Nhà Ăn sinh viên trong khu kí túc xá ĐHQG không những đạt hiệu quả về mặt tài chính mà còn đạt hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Từđó cho thấy Nhà Ăn sinh viên trong khu kí túc xá ĐHQG là một nhu cầu cấp thiết của sinh viên, cần được quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo kí túc xá từ khâu thực hiện đánh giá dự án, phê duyệt, đến quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, đối với một dự án đầu tư nào cũng khó tránh khỏi nhựng rủi ro nhất định và khó tránh khỏi. Vì vậy, qua đề tài này, chúng tôi xin trình bày một số giải pháp phát triển cho Nhà Ăn sinh viên trong khu kí túc xá ĐHQG trong tương lai để hạn chế khả năng rủi ro xảy ra:

‐ Tận dụng chính sách hỗ trợ của lãnh đạo kí túc xá để phát triển qui mô và công nghệ, ngày càng nâng cao tính an toàn sử dụng và an toàn vệ sinh trong nhà ăn.

‐ Đào tạo đội ngũ nhân viên làm có tác phong chuyên nghiệp, lịch sự. Liên tục đổi mới phong cách phục vụ trên cơ sở nhiệt tình, chu đáo để giữ chân khách hàng.

‐ Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn cháy nổ tiên tiến, thường xuyên kiểm tra các thiết bị nhà bếp

Một phần của tài liệu Tiểu luận xây dựng nhà bếp cho thuê (Trang 30 - 42)