5.2.1 Sơ đồ nguyên lý,đồ thị, chu trình lý thuyết: Sơ đồ nguyên lý:
Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý máy lạnh hấp thụ NH3-H2O một cấp.
I – Bộ gia nhiệt; II – Tháp chưng cất; III – Thiết bị hồi lưu; IV – Thiết bị ngưng tụ; V - Thiết bị hồi nhiệt; VI – Van tiết lưu; VII - Thiết bị bay hơi; VIII - Thiết bị hấp thụ; IX – Bơm dung dịch; X – Van một chiều; XI - Thiết bị trao đổi nhiệt.
Đồ thị:
Hình 5.3: Đồ thị h-.
Chu trình lý thuyết:
: nồng độ khối lượng của môi chất làm lạnh trong hỗn hợp.
Khi đun sôi dung dịch NH3-H2O ở thiết bị gia nhiệt I (Hình 5.2) ta thu được hỗn hợp hơi NH3-H2O. Nồng độ môi chất làm lạnh NH3 ở hỗn hợp hơi được tăng lên nhờ có tháp chưng cất II và thiết bị hồi lưu III. Hệ số nhiệt của chu trình nhờ thiết bị hồi nhiệt V làm quá lạnh môi chất làm lạnh trước khi đến van tiết lưu VI vào thiết bị bay hơi VII.
Dung dịch đặc với nồng độ cao b từ thiết bị hấp thụ nhờ bơm IX đẩy qua thiết bị trao đổi nhiệt XI và sau đó đưa vào tháp chưng cất II. Ở thiết bị gia nhiệt I dung dịch được cấp nhiệt Qh và một phần biến thành hơi đi lên tháp chưng cất II. Ở tháp chưng cất II hơi đi lên, dòng lỏng hồi lưu đi xuống, quá trình chưng cất xảy ra ở tầng đệm và các tầng đĩa của tháp. Sau khi ra khỏi tháp, môi chất làm lạnh NH3 có nồng độ rất cao c đi vào thiết bị hồi lưu III. Ở thiết bị hồi lưu III một phần hơi được làm ngưng tụ và đưa trở về tháp chưng cất làm dòng hồi lưu, phần lớn hơi còn lại đi vào thiết bị ngưng tụ IV và được ngưng tụ hoàn toàn, nhả ra nhiệt lượng Qk; lỏng được quá lạnh ở thiết bị hồi nhiệt V và đi qua van tiết lưu VI vào thiết bị bay hơi VII. Ở thiết bị bay hơi môi chất nhận nhiệt lượng Qo và biến thành hơi đi vào thiết bị hấp thụ VIII. Ở thiết bị hấp thụ hơi môi chất được dung dịch loãng nồng độ a hấp thụ và nhả ra nhiệt lượng Qa. Dung dịch loãng được lấy từ thiết bị gia nhiệt I qua van tiết lưu một chiều X tới thiết bị hấp thụ VIII.