Mảng điều khiển

Một phần của tài liệu congnghemoitrongttvammt (Trang 71 - 75)

Mảng điều khiển chịu trách nhiệm định tuyến lưu lượng giữa mảng chuyển mạch, mảng thích ứng và mảng ứng dụng trong hệ thống chuyển mạch. Mảng điều khiển cấp phát tài nguyên cho mảng chuyển mạch và mảng thích ứng. Chức năng mảng điều khiển bao gồm:

- Định tuyến và định tuyến lại lưu lượng giữa các hệ chuyển mạch trong một tổng đài đa dịch vụ cũng như các kết nối giữa các tổng đài.

- Điều khiển thiết lập, thay đổi và giải phóng kết nối cũng như điều khiển xắp xếp nhãn giữa các giao diện cổng.

- Ấn định các tham số lưu lượng, QoS cho mỗi kết nối và thi hành điều khiển tiếp nhận để đảm bảo rằng những tham số này phù hợp.

- Điều khiển các chức năng mảng thích ứng.

- Thống kê mức cuộc gọi, cảnh báo...

Mảng điều khiển có thể phân thành các khối hoặc có thể bao gồm một vài bộ điều khiển độc lập.

Nhận thông tin báo hiệu từ mỗi cổng và chuyển các thơng tin đó tới các thức thể khác trong mảng điều khiển.

Dàn xếp các tham số kết nối và thích ứng với các thành phần mảng thích ứng ngang cấp tại tổng đài đầu xa. Mảng thích ứng cung cấp các chức năng điều khiển báo cáo tới mảng điều khiển và mảng quản lý phù hợp với các giao thức dàn xếp.

Khối chức năng điều khiển mạng biên NECF: yêu cầu tạo, thay đổi và huỷ bỏ các thực thể LPF. NECF chịu trách nhiệm gửi và nhận thông tin điều khiển tới và từ LPF xem xét các luồng dữ liệu và các dịch vụ trên các luồng dữ liệu mà chúng hỗ trợ.

Khối chức năng điều khiển chuyển mạch ảo VSCF: Điều khiển và giám sát VSF và SPF trong phân vùng. VSCF cung cấp thông tin kết nối chéo yêu cầu, bao gồm thông tin về lưu lượng, QoS qua VSF từ một thực thể LPF tới một hoặc nhiều thực thể LPF khác sử dụng điểm tham chiếu VSC. Nó nhận thơng tin về chức năng chuyển mạch và truyền các thông tin này các khối chức năng khác. VSCF liên lạc các loại dịch vụ và các yêu cầu tham số lưu lượng với LPF để cung cấp QoS và SLA sử dụng điểm tham chiếu sp.

Khối chức năng điều khiển tải tin (BCF): thiết lập, thay đổi và giải phóng kết nối giữa các điểm cuối của kết nối trong mạng. Một tổng đài có thể khơng có, có một hoặc nhiều BCF. Trong một tổng đài BCF tương tác với các thực thể tương ứng của NSICF và nhận thông tin yêu cầu để thiết lập đường kết nối tải tin. BCF thực hiện các chức năng sau:

- Quản lý và bảo dưỡng các trạng thái đường liên kết dưới sự điều khiển của nó.

Thiết lập, quản lý và bảo dưỡng trạng thái các đường tải tin cho yêu cầu của NSIF và liên kết trạng thái này với NSICF

Khối chức năng điều khiển thực thể dịch vụ mạng NSICF: bao gồm các thơng tin thiết lập, duy trì, thay đổi và giải phóng các thực thể dịch vụ mạng. NSICF sử dụng NECF và BCF để thiết lập, duy trì, giải phóng kết nối tải tin của các thực thể dịch vụ mạng kết hợp. NSICF trao đổi thông tin điều khiển và báo hiệu vói các NSICF khác một cách trực tiếp hoặc thông qua SGF. NSICF thi hành các chức năng sau:

- Áp dụng các dịch vụ, ứng dụng và các chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua SFGF cung cấp các dịch vụ mạng bổ xung.

- Quyết định hoặc thu hồi các địa chỉ và lựa chọn định tuyến tới điểm đích và có thể lựa chọn tuyến sử dụng.

- Nhận dạng báo hiệu điều khiển, báo hiệu tải tin, và các yêu cầu về địa chỉ của thực thể dịch vụ mạng, quyết định các yêu cầu liên mạng nếu được yêu cầu.

- Thu và phát báo hiệu

- Duy trì thơng tin trên các tuyến đường tới điểm cuối dựa trên các thông tin định tuyến trao đổi.

- Yêu cầu sử dụng tài nguyên thích ứng để phân phối dịch vụ .

- Duy trì thơng tin trạng thái thực thể dịch vụ và cung cấp thơng tin được sử dụng cho tính cước

- Trao đổi các đặc tính thực thể dịch vụ với các khối ngang cấp. - Thiết lập các kết nối chéo qua VSCF.

Khối chức năng cổng báo hiệu SGF: xử lý báo hiệu các thông tin báo hiệu vào của tổng đài. SGF có thể thẩm tra hoặc huỷ bỏ các báo hiệu liên quan. Các công việc được SGF thực hiện có thể rất khác nhau phụ thuộc vào việc liệu nó thi hành chức năng chuyển tải hay điều khiển chức năng báo hiệu. Sau khi xử lý số liệu báo hiệu lối vào, SGF sẽ phân phối thông tin báo hiệu điều khiển tới các thực thể phù hợp của NSICF thơng qua các cơ chế vận chuyển phù hợp. Nói chung, SGF duy trì các thơng tin về trạng thái cuộc gọi để quản lý các giao diện giao thức.

Chuyển mạch mềm Soft Switch: về bản chất mơ hình chuyển mạch mềm được đưa ra để tổng hợp các chức năng điều khiển chuyển mạch trong một thiết bị duy nhất, nó có khả năng điều khiển nhiều loại giao thức khác nhau. Mô tả về SoftSwitch được ISC (International Softswitch Consortium) thể hiện trong hình dưới đây.

Hình 4.2. Mơ hình Softswitch theo ISC.

Sự khác biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm được thể hiện trong hình dưới đây.

Hình 4.3. So sánh chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm SoftSwitch.

4.1.2. Khả năng triển khai MPLS qua các mơ hình

Các thủ tục điều khiển và truyền tải qua MPLS

Một phần của tài liệu congnghemoitrongttvammt (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w