Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể tại Bến Tre - Thực trạng và các giải pháp (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2 Các quy định của pháp luật về quyền SHCN đối với CDĐL và NH

1.2.2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NH

- Thứ nhất: Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền đăng ký NH như sau:

"1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hố do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và khơng phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

4. Tổ chức có chức năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hố, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ đó.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó khơng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về

nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó khơng được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng."17

- Thứ hai: Quyền của chủ sở hữu NH

Khi nhãn hiệu được bảo hộ nó sẽ đem đến cho chủ sở hữu các quyền sau:

- Có các quyền tài sản sau đây:

+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu; + Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu;

+ Định đoạt nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu (chuyển nhượng quyền; chuyển giao quyền sử dụng).

- Sử dụng nhãn hiệu

"+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện

kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; + Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ."18 - Thứ ba: Nội dung của NH

"Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến việc xây dựng một nhãn hiệu phải

thực hiện theo trình tự hay những nội dung gì cụ thể. Tuy nhiên, theo Tài liệu “Tạo dựng một nhãn hiệu”, thuộc Bộ sách SHTT dành cho các doanh nghiệp, số 1, do

Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ xuất bản theo bản quyền của WIPO thì xây dựng một nhãn hiệu phải đảm bảo các nội dung:

- Hình thành nhãn hiệu (lên ý tưởng, thiết kế nhãn hiệu - đây là mẫu nhãn hiệu

doanh nghiệp dự định sử dụng cho sản phẩm của mình, hoặc dùng để đăng ký bảo hộ).

- Bảo hộ (bảo vệ) nhãn hiệu (là việc tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền).

- Sử dụng nhãn hiệu (nhãn hiệu sau khi được bảo hộ phải được sử dụng, nếu khơng sử dụng thì theo quy định đến một mức thời gian nhất định, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị đình chỉ hiệu lực).

- Bảo vệ (thực thi) quyền đối với nhãn hiệu (thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị người khác sử dụng bất hợp pháp)."19

18Luật SHTT 2005, khoản 5, Điều 124 19 www.baothuonghieu.com;

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể tại Bến Tre - Thực trạng và các giải pháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)