Xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội: CHÍNH SÁCH dân số NGHỊ QUYẾT 21 (Trang 27 - 29)

Các số liệu trên cho thấy, hiện nay dân số Việt Nam đã bước sang giai đoạn thứ ba và thứ tư của mơ hình q độ dân số. Tỷ lệ sinh đã đạt mức sinh thay thế, một mức sinh mà theo các nhà dân số học nếu nó được duy trì lâu dài dân số sẽ dần trở thành dân số ổn định, có cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi khơng thay đổi, tức là có thể nói dưới góc độ nhân khẩu học đạt trạng thái tối ưu. Trên bình diện xã hội, Việt Nam cũng đang chuyển mạnh từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Với đặc điểm nhân khẩu học và xã hội như vậy, cần có một chính sách dân số tương thích. Tuy nhiên, dù triển khai bất kỳ một chính sách/chương trình dân số nào đều nên song song hướng tới hai mục tiêu: 1) Đạt được một dân số tối ưu và 2) Có một dân số có chất lượng.

Trên cơ sở phân tích trên, trước mắt cũng như lâu dài Việt Nam nên theo đuổi chính sách nâng cao chất lượng dân số. Để thực hiện được chính sách này cần phải thực hiện một cách uyển chuyển các chương trình mục tiêu sau:

5.1. Tác động từ các bậc phụ huynh

Tạo cách tuyên truyền mới nhằm phù hợp tư duy của người dân tại địa phương có mức sinh thấp.

Các ban ngành dân số nên thực hiện các cuộc nghiên cứu sâu, khảo sát dân số theo các đường lối như quan niệm, lễ giáo, tư tưởng của:

- Các hộ gia đình lâu đời.

- Các hộ gia đình có tiếng nói, ảnh hưởng tại địa phương.

Từ đó ảnh hưởng tới phong cách sống, tư duy căn bản của cộng đồng, gây được sự chú ý thực sự từ mọi người dân, từ đó dần dần thay đổi những nếp suy nghĩ cũ, đảm bảo mục tiêu chính sách dân số.

5.2. Tác động từ cấp bậc tiểu học - đại học

Nghiêm túc triển khai, thực hiện giảng dạy cho học sinh, sinh viên về mơ hình giáo dục giới tính, cung cấp kiến thức sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, cân bằng giới khi sinh từ sớm, nhằm kiến tạo quan niệm thời đại mới, in sâu vào ý niệm của học sinh, sinh viên.

Để làm được điều đó, cần đội ngũ giáo viên và ngành dân số cần quán triệt tư tưởng từ bản thân, tiếp thu góc nhìn thực tế, từ đó q trình giảng dạy sẽ khơng bị lệch hướng, lệch lạc quan niệm.

5.3. Tác động về mặt sức khỏe, chất lượng cuộc sống

Các ban ngành dân số và tại địa phương cần có thái độ rõ ràng về ủng hộ thể dục, thể thao phát triển tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Kiến thiết các hành động mang tính chất lễ hội, kiến tạo bản sắc riêng tại địa phương, nhằm kết nối và phong phú tinh thần, đặc biệt đáp ứng nhu cầu của trẻ em và người cao tuổi.

Thành viên, cán bộ nên làm gương, động viên cùng nhân dân các thế hệ tập luyện, tạo nên bầu khơng khí mang tính nhiệt huyết, giảm phụ thuộc vào mạng xã hội.

Chủ động tác động vào quan niệm của người dân địa phương về bảo hiểm xã hội, y tế, lao động, …, triển khai kiểm tra sức khỏe sinh sản, khuyến khích, tuyên truyền người dân chủ động đi khám sức khỏe tổng quát độ tuổi từ 20- 30 mỗi 6 tháng một lần.

5.4. Tác động về mặt giới tính

Khuyến khích thêm nữa về vấn đề bình đẳng giới để đảm bảo cơ hội tiếp cận các dịch vụ như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, việc làm và thu nhập của nữ giới cần phải bình đẳng như nam giới. Điều này nhằm giải quyết và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi ở Việt Nam.

Tích cực tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp để thúc đẩy phụ nữ sinh sớm nhằm trẻ hóa dân số, duy trì cơ cấu dân số vàng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, triển khai chính sách nghỉ thai sản cho nam giới có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi, đầu tư cơ sở các nhà trẻ cho hộ gia đình cơng nhân và người đi làm.

Triển khai các chương trình tư vấn tiền hơn nhân, trong hơn nhân và các khóa học ni dạy con khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội: CHÍNH SÁCH dân số NGHỊ QUYẾT 21 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)