PHẦN VII: ĐỀ TÀI THẢO LUẬN 1 “Kỹ thuật phần mềm” và “Công nghệ thông tin”:

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN NGÀNH “KỸ THUẬT PHẦN MỀM” (Trang 31 - 32)

- Thời gian làm việc bị thụ động do phải phụ thuộc lịch trình của từng thành viên.

PHẦN VII: ĐỀ TÀI THẢO LUẬN 1 “Kỹ thuật phần mềm” và “Công nghệ thông tin”:

1. “Kỹ thuật phần mềm” và “Công nghệ thông tin”:

a) Khái quát:

* Công nghệ thông tin:

- Công nghệ thông tin hay thường gọi với cái tên IT (Information Technology) là ngành học hướng dẫn người học cách sử dụng máy tính, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phần mềm, thuật tốn trong việc xử lí thơng tin số. Là ngành liên quan đến lĩnh vực máy tính, sử dụng các công nghệ thơng qua máy tính để tối ưu cơng việc. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, chính xác và được kiểm soát bằng các quy trình cụ thể. CNTT hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp trong việc tạo ra các công cụ giúp quản lý hệ thống, nhân lực,…

- Khi nhắc đến ngành CNTT người ta thường chia ngành CNTT thành những chuyên ngành hẹp khác nhau như: Kỹ thuật phần mềm, An tồn thơng tin, Khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo,…

- Người học ngành CNTT cần có niềm đam mê với cơng nghệ và máy tính. Kiến thức về tốn học và tiếng anh cũng là không thể thiếu trong ngành này. Bên cạnh đó để có thể tiếp nhận kiến thức CNTT hiệu quả bạn phải liên tục học hỏi do công nghệ được thay đổi theo từng ngày. Nếu bạn không cập nhật cái mới nghĩa là bạn đang đi phía sau sự phát triển của xã hội và thành công của người khác.

- Sinh viên ngành CNTT sẽ được trang bị: + Kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên .

+ Kiến thức về máy tính, hệ thống thơng tin, lập trình phần mềm.

+ Khung kiến thức ngành CNTT và khung chương trình chuẩn ngành CNTT.

- Thế giới ngành công nghệ thông tin là một cánh cửa khổng lồ, cao vời vợi, đầy rẫy những chông gai khiến bạn dễ chùn bước. Một trong những nỗi ám ảnh kinh hồng nhất với rất nhiều bạn là lập trình.

* Kỹ thuật phần mềm:

- Kỹ thuật phần mềm hay công nghệ phần mềm là ngành nghề sử dụng ngơn ngữ lập trình để tạo ra những phần mềm, ứng dụng cho máy tính và điện thoại để hỗ trợ cuộc sống con người về nhiều chức năng khác nhau. Là sự áp dụng một cách tiếp cận hệ thống, có kỷ

28

luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng và bảo trì phần mềm.

- Sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị: + Kỹ thuật máy tính.

+ Khoa học máy tính.

+ Quản lí, tốn học, quản lí dự án, quản lí chất lượng và kỹ thuật hệ thống. - Sinh viên ngành KTPM còn được trang bị thêm các kĩ năng mềm như:

+ Quy trình phát triển phần mềm.

+Kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hổ trợ phát triển các phần mềm khác.

- Ngồi kiến thức nền tảng sinh viên cịn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu để xây dựng các dự án phần mềm. Có khả năng tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm.

- Ngành này là lập trình thuần túy. Nghĩa là lập trình viên sẽ là người gắn bó với code mỗi ngày. Từ những mã code tạo ra các những phần mềm có ích trong cuộc sống và công việc. Do vậy lập trình viên thường rất thơng minh, tư duy tốt và linh hoạt. Họ cẩn thận, tỉ mỉ trong cơng việc. Bởi vì chỉ một sai sót nhỏ cũng khiến cơng việc trì trệ và để lại những hậu quả.

- Sau khi lập trình xong, sản phẩm được tạo ra được gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Phần mềm xuất hiện khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Firefox, trình duyệt web Chrome, trình duyệt web CocCoc… các chương trình vẽ như Photoshop… mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram… Tất cả đều là phần mềm.

- Các phần mềm máy tính bình thường, hoặc một trang website, ứng dụng di động Android, iOS, hay lập trình ở mức độ sâu bên dưới về phần cứng, rất rộng mà bạn có thể tạo ra.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN NGÀNH “KỸ THUẬT PHẦN MỀM” (Trang 31 - 32)