Kết quả của những hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quan hệ thương mại, đầu tư việt nam myanmar thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ

2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar

2.2.2. Kết quả của những hoạt động đầu tư

a) Kết qu ca hoạt động đầu tưnước ngoài ca Vit Nam vào Myanmar

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar , trong giai đoạn 1988-2004, lượng vốn của Việt Nam đổ vào Myanmar rất ít, tổng số vốn Việt Nam đầu tư vào Myanmar chỉ khoảng 3,6 triệu USD. Đến giai đoạn từ 2005-2010 chỉ có một dự án của Tập đoàn C.T Group với tổng số vốn 20 triệu USD. Trong năm 2011- năm Myanmar tuyên bố mở cửa nền kinh tế là thời kỳ Việt Nam đầu tư mạnh mẽ sang Myanmar. Nếu như năm 2011-2012, lượng vốn Việt Nam đầu tư vào Myanmar chỉ đạt gần 18,15 triệu USD thì năm 2012-2013 lượng vốn đã tăng vọt lên, đạt gần 329,39 triệu USD. Nguyên nhân có thể là vì Myanmar đã ban hành Luật Đầu tư 2012 nhắm thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước vì vậy các nhà đầu tư Việt Nam đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư sang thị trường Myanmar (Yearly approved amount of Foreign Investment (By country), DICA, 2018).

Từnăm 2009, Việt Nam bắt đầu khai phá thị trường Myanmar, nhà đầu tư tiên phong là Tập đoàn C.T Group. Năm 2009, C.T R tail (thành viên của C.T. Group) mở chuỗi siêu thị mini, sau đó xây dựng liên tiếp 2 khu phức hợp vào năm

55

2013 tại Yangon - thành phố đông dân nhất của Myanmar (Tuổi trẻ online, 2017). Tiếp theo sự mở đầu thuận lợi của Tập đoàn C.T Group, các doanh nghiệp khác của Việt Nam tiếp bước đầu tư tại Myanmar. Tính tới hết tháng 2/2017, Việt Nam có 138 hiện diện thương mại tại Myanmar dưới nhiều hình thức: văn phịng đại diện, chi nhánh công ty, công ty liên doanh và công ty 100% vốn Việt Nam. Và tới tháng 8/2017, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 7 trong tổng số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Myanmar và Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN sau Singapor đầu tư vào Mynamar. (DICA, 2018)

Về tổng số vốn FDI Việt Nam đã đầu tư vào Myanmar. Trong giai đoạn 2012- 2017, số vốn Việt Nam đầu tư sang Myanmar có nhiều sự thay đổi (xem Bảng 2.4)

Bng 2.4. Vn FDI ca Việt Nam được Myanmar cấ hé giai đoạn 2012- 2017 (Đvt: Triệu USD) Năm 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017- 2/2018 Tổng số vốn 329,390 142,000 175,400 4,676 1386,200 19,306 (Ngun: DICA, 2018) Từ Bảng 2.4 trên, chúng ta cũng có thể nhận ra năm 2016-2017 tổng số vốn Việt Nam đầu tư sang Myanmar là cao nhất, đạt gần 1,4 tỷ USD. Trong năm này nổi bật nhất là dự án liên kết đầu tư của Vi tt l và 2 đối tác Myanmar là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public với tổng số vốn liên doanh là 2 tỷUSD trong đó Vi tt l nắm giữ 49% cổ phần. Dự án liên kết của Vi tt l đã góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017)

Về lĩnh vực đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar. Hiện nay, Myanmar đã mở rộng nhiều lĩnh vực cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu thị trường và tìm hiểu để có được quyết định đầu tư đúng đắn. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã mở rộng đầu tư sang

56

nhiều lĩnh vực như viễn thông, bất động sản, thăm dị và khai thác dầu khí, nơng nghiệp, vận tải, hàng không, ngân hàng ….. Các dự án nổi bật có thể kể đến đó là:

Về viễn thơng, nổi bật là dự án liên kết của Vi tt l và 2 đối tác Myanmar với tổng vốn đăng kí của Viettel là 859,95 triệu USD.

Tiếp đến là lĩnh vực bất động sản với dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng, khách sản, căn hộ của CTCP Xây dựng Hoàng Anh (HAGL Land) của ơng Đồn Ngun Đức với vốn đăng ký là 300 triệu USD.

Thứba là lĩnh vực thăm dị và khai thác dầu khí với dựán thăm dị, khai thác ở lơ M2 vùng biển Tây Nam nước này của Tổng cơng ty Thăm dị khai thác dầu khí thuộc Tập đồn Dầu khí Việt Nam, vốn đầu tư đăng ký là 114,68 triệu USD.

Thứtư là lĩnh vực ngân hàng với dựán đầu tư của BIDV, vốn đầu tư đăng ký là 85 triệu USD.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở văn phòng tại Myanmar như BIDV, Vietnam Airlines, FPT, MobiFone... (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2017)

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm cơ hội đầu tư ở Myanmar, Việt Nam đã thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Myanmar (AVIM). Từ khi hình thành, Hiệp hội đã bước đầu giúp xúc tiến hình thành các dựán đầu tư như: dự án trồng cao su của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam; dự án chế biến nông sản, thực phẩm của Công ty bảo vệ thực vật An Giang; dự án sản xuất sữa và mía đường của CTCP Đầu tư sữa quốc tế IDP, FPT, dự án trưng bày giới thiệu xúc tiến mua bán sản phẩm của Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera)... tại thịtrường được đánh giá như “mảnh đất vàng cuối cùng” của Châu Á này. (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017)

Cục Đầu tư nước ngoài nhận xét đầu tư của Việt Nam sang Myanmar thời gian qua có xu hướng gia tăng nhanh cả về sốlượng dự án và số vốn đăng ký. Bên canh một số dự án đầu tư quy mô lớn, xu hướng trong 2 năm gần đây các dự án có quy mơ nhỏ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại đang tăng nhanh, có sự tham gia nhiều của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

57

Myanmar đã mở cửa nền kinh tế và có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư kinh doanh và các doanh nghiệp của Myanmar cũng đang rất cố gắng để bắt kịp nhịp với các nước khác. Tuy nhiên, tính tới thời điểm tháng 8 năm 2017, Myanmar chưa có hoạt động đầu tư nào tại Việt Nam nhưng quốc gia này hiện đứng thứ 5/72 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của Việt Nam (Ủy Ban giám sát tài chính Quốc gia, 2017)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quan hệ thương mại, đầu tư việt nam myanmar thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)