HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Kết quả đạt được:
Sau khi học xong mơn này, sinh viên có thể hiểu được: Khái niệm, nội dung, ý nghĩa và tính chất của bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và các báo cáo tài chính.
2.1 TỞNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHÍNH
2.1.1 Cân đối kế tốn
2.1.1.1 Khái niệm tổng hợp và cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế tốn, cung cấp các thơng
tin theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả
hoạt động, kinh doanh của đơn vị kế tốn nhằm phục vụ cơng tác quản lý.
Tính cân đối trong kế tốn bắt nguồn từ quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành
tài sản. Phạm vi sử dụng:
* Trên từng bộ phận tài sản và nguồn vốn
Quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán:
SDĐK + Tổng phát sinh tăng = SDCK + Tổng phát sinh giảm
+ Ví dụ:
Cân đối thu - chi - tồn của quỹ tiền mặt
Tồn đầu kỳ +Thu trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Chi trong kỳ
Cân đối Nhập- xuất - tồn của Hàng tồn kho
25
* Cân đối toàn bộ tài sản, nguồn vốn
• Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
• Quan hệ cân đối giữa chi phí, thu nhập và kết quả:
Kết quả kinh doanh = thu nhập – chi phí
2.1.2 Tổng hợp kế tốn
Tổng hợp và cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, liên kết thông tin riêng lẻ
từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sổ kế toán, theo các quan hệ cân đối mang tính tất yếu vốn có của các đối tượng kế tốn, để hình thành nên những thơng tin tổng quát về tình hình vốn, kết quả kinh doanh của đơn vị, thể hiện dưới dạng các báo cáo
tài chính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền và bản Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2.2.1 Khái niệm
Bảng cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài
sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm.
2.2.2 Nội dung và kết cấu
Bảng cân đối kế tốn là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Cơ sở để lập báo cáo này dựa vào số dư ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ kế toán của các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết của tài khoản loại 1, 2, 3, 4.
Kết cấu của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được xây dựng đảm bảo
tính cân đối trong số liệu, gồm có hai bên là tài sản và nguồn vốn. Số liệu phản ảnh trên bảng cân đối kế toán là ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ kế toán.
1. Tài sản sản gồm có 2 loại:
- B: Tài sản dài hạn, là tài sản có vịng chu chuyển vốn trên 1 năm. 2. Nguồn vốn cũng được chia thành hai phần:
- A: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, DN phải thanh tốn từ các nguồn lực của mình (VAS số 01) như: Phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động, …
- B: Vốn chủ sở hữu, là giá trị vốn của DN được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả như vốn đầu tư của chủ sở hữu, các
quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,….
2.2.3 Sự thay đổi của bảng cân đối kế toán
Tổ chức hoạt động làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế và gây ảnh hưởng đến các khoản mục trên bảng cân đối kế tốn. Có 4 trường hợp ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế
tốn thơng qua Ví dụ như sau:
VÍ DỤ. Cơng ty TNHH “ABC” có các số liệu tài sản và nguồn vốn vào ngày
31/12/202x được trình bày trên bảng cân đối kế tốn (rút gọn) như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/202x (ĐVT: Triệu đồng). Tài sản Số cuối kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ A. Tài sản ngắn hạn 3.500 A. Nợ phải trả 3.400
1. Tiền mặt 600 1.Vay và nợ thuê TC 400
2. Tiền gửi Ngân hàng 2.400 2. Phải trả người bán 2.600
3. Hàng hóa 500 3. Phải trả CNV 400