- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động
4.2.4. Xây dựng cơ chế và phương thức huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với từng đối tượng cụ thể
cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với từng đối tượng cụ thể
Nhu cầu đầu tư phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2030 là rất lớn, trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có giới hạn. Vì thế, cần
đẩy mạnh cơng tác huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức tư nhân và sự đóng góp cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tham gia trong phát triển KCHT nông thôn. Những giải pháp cụ thể là:
Thứ nhất, đối với nguồn vốn từ doanh nghiệp ngồi nhà nước,
Khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, mở rộng quy mơ sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Tỉnh Bắc Ninh cần hồn thiện đồng bộ những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào KCHT nông thơn như chính sách đất đai, chính sách tài chính, thuế, tạo mơi trường đầu tư ổn định, thơng thống và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong sản xuất và kinh doanh. Cho phép tư nhân được tham gia vào các dự án KCHT dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các dự án công cộng do Nhà nước sở hữu và vận hành đến các dự án có thể được sở hữu bởi doanh nghiệp, cá nhân. Các hình thức đầu tư vốn xây dựng hạ tầng nơng thơn có thể áp dụng để thu hút đầu tư của doanh nghiệp tư nhân như: Hình thức BOT, BOO, doanh nghiệp tiến hành xây dựng cơng trình theo hợp đồng ký kết và thu phí trong một giai đoạn nhất định; doanh nghiệp thiết kế, xây dựng, tài trợ cho cơng trình và thu tiền thanh tốn theo hợp đồng... Mức độ và hình thức tham gia của doanh nghiệp ngồi nhà nước vào lĩnh vực KCHT nơng thơn phụ thuộc rất nhiều vào sức hấp dẫn, tầm quan trọng và cả chính sách của tỉnh Bắc Ninh đối với từng dự án.
Thứ hai, huy động nguồn lực trong dân để đẩy mạnh đầu tư phát triển KCHT nông thôn,
Đầu tư phát triển KCHT nông thôn không chỉ trông chờ từ nguồn vốn ngân sách hay các doanh nghiệp mà cần có sự tham gia đóng góp tích cực từ phía người dân. Huy động vốn từ người dân cần dựa trên việc xem xét và đánh giá khả năng đóng góp của người dân, tránh huy động quá sức dân; áp dụng linh hoạt các hình thức huy động như: huy động bằng tiền, ngày công hoặc tài sản.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai, minh bạch về quy hoạch phát triển KCHT nông thôn và kế hoạch huy động vốn các cơng trình hạ tầng nơng thơn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định tham gia đóng góp của người dân các địa phương. Các cấp ủy đảng, chính quyền cấp cơ sở cần phối hợp, chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy hoạch, kế hoạch về phát triển KCHT nông thôn để vận động người dân tham gia chương trình. Đa dạng các hình thức tuyên truyền để phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền thanh,…), phát hành các tờ rơi, đưa vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt trong các câu lạc bộ,…;Thực hiện tốt công tác thi đua, tôn vinh, khen thưởng đối với các điển hình tốt trong huy động, triển khai đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn để tạo ra phong trào tự vận động phát triển tại cộng đồng nông thôn.
Tỉnh cần rà soát, chỉ đạo ưu tiên hồn thành các cơng trình mang tính cộng đồng, thiết yếu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân, đến hoạt động của các doanh nghiệp địa phương như: hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống điện, cơ sở vật chất trường học, các thiết chế văn hóa, hệ thống thủy lợi, khu tập kết, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường,... Việc sử dụng những cơng trình này sẽ làm cho người dân thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và ý thức được vai trị của mình trong tham gia đóng góp vào phát triển KCHT của địa phương. Xây dựng cơ chế lấy ý kiến đánh giá của người dân đối với các cơng trình hạ tầng ở mỗi địa phương trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình xây dựng và nhu cầu sử dụng người dân.
Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các dự án đầu tư phát triển KCHT nông thôn, đặc biệt là nội dung về huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện dự án: công bố công khai chủ trương và kế hoạch về phát triển hạ tầng nông thôn trên địa bàn cho tồn thể nhân dân các thơn trong xã; niêm yết công khai phương án quy hoạch KCHT nơng thơn cho tồn thế nhân dân; công bố công khai nội dung kế hoạch huy động vốn, kết quả triển khai huy động các nguồn vốn và cơ cấu vốn huy
động được cho các cơng trình hạ tầng nơng thơn, tiến độ thực hiện các hạng mục cơng trình... để nhân dân tìm hiểu, góp ý và tham gia giám sát. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát của cộng đồng trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đầu tư xây dựng các cơng trình.
Thứ ba, đối với thị trường tín dụng cho đầu tư KCHT nơng thơn. Nhà nước
có cơ chế để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại như: bão lãnh, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư KCHT nông thôn. Tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng và triển khai kế hoạch huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, tạo thêm một kênh huy động vốn mới phù hợp với các dự án KCHT nông thôn để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho đầu tư xây dựng KCHT cấp bách và trọng điểm. Phát hành trái phiếu nhiều loại kỳ hạn, đa dạng hóa về lãi suất, hình thức, phương thức thanh tốn lãi và gốc nhằm đem lại các lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư và hoạt động của thị trường tài chính. Đồng thời, triển khai huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu địa phương từ người dân ở những khu vực được hưởng lợi từ KCHT nông thôn đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu địa phương.
Thứ tư, triển khai mạnh mẽ các chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào các cơng trình KCHT nơng thơn.
Hồn thiện thủ tục hành chính trong việc đăng ký và triển khai các dự án đầu tư, cũng như đẩy mạnh minh bạch hóa thơng tin đấu thầu. Việc triển khai thực hiện dự án bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải toả đền bù đất đai, xây dựng công trình, nhập khẩu vật tư thiết bị, đánh giá tác động môi trường... cần đơn giản theo hướng các cơ quan chức năng hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng những quy định của luật pháp. Hỗ trợ các thủ tục và các dịch vụ hành chính cơng cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư vào các cơng trình KCHT nơng thơn. Rà sốt lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn, trong đó, ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh có lợi thế so sánh như: các dự án chế biến rau, quả, các sản phẩm chăn nuôi nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ năm, kêu gọi vốn ODA cho lĩnh vực xây dựng và nâng cấp KCHT nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống của người dân ở khu vực nông thôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Ưu tiên kêu gọi đầu tư cho các dự án về thủy lợi: như dự án nâng cấp hệ thống đê điều bảo đảm an tồn để ứng phó với biến đổi khí hậu, các dự án về hồn chỉnh hệ thống tiêu úng, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp ổn định, xử lý rác thải, chất thải khu chăn nuôi, bảo vệ môi trường, xây dựng trường đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp... Cân đối chặt chẽ vốn đối ứng trong kế hoạch hàng năm cho các chương trình, dự án đang thực hiện để đảm bảo cung cấp đủ và đúng tiến độ, bảo đảm cam kết với các nhà tài trợ. Việc bố trí vốn đối ứng thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Các dự án hoàn thành trong năm kế hoạch; Các dự án chuyển tiếp; Các dự án khởi cơng mới trong năm kế hoạch; Tập trung bố trí vốn đối ứng cho một số chương trình, dự án trọng điểm của địa phương.