5. Hướng dẫn đăng và quản lý bài đăng
5.1.3. Đặt tên Nhãn (Label)
Nhãn (Label) trong Blogger là tiêu chí để bạn có thể phân loại bài viết theo từng chủ đề hay lĩnh vực riêng. Tức là khi đăng bài nếu các bài viết có cùng 1 chủ đề (Cùng nói về 1 vấn đề) hay cùng 1 lĩnh vực nào đó thì bạn gom lại thành 1 nhãn (Ví dụ các bài viết về thủ thuật Blogger thì bạn có thể đặt nhãn là Thủ thuật Blogger và cho tất cả bài viết nói về thủ thuật Blogger vào nhãn đó). Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý bài viết và giúp khách truy cập có thể tìm kiếm nhanh được bài viết mà họ đang quan tâm.
Để thêm nhãn cho bài viết bạn chỉ cần click vào mục Nhãn ở cột bên phải phần soạn thảo và đặt tên Nhãn của bạn. Một bài viết bạn có thể thêm nhiều nhãn (Mỗi nhãn phân cách bằng dấu phẩy (,)).
Công việc đặt nhãn của bạn chỉ cần thực hiện ở bài viết đầu tiên thuộc nhãn đó, với các bài viết sau bạn không cần đánh lại tên nhãn mà chỉ cần click vào Nhãn đã được tạo ra ở bài viết đầu tiên để thêm nhãn cho bài viết đó.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 67 - Từ cơ bản đến nâng cao 5.1.4. Đặt thời gian hay lên lịch đăng bài
Về thời gian đăng bài thì mặc định khi bản xuất bản bài viết thì bài viết đó sẽ tự động có ngày đăng là tại thời điểm bạn xuất bản. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó bạn không muốn bài viết đó xuất bản ngay mà sẽ xuất bản tại thời gian ở tương lai mà bạn đặt lịch trước. Ví dụ hôm nay ngày 25/03/2013 và bạn muốn bài viết đó sẽ tự động
xuất bản vào ngày 28/03/2013 thì bạn chỉ cần chọn ngày là 28/03/2013. Đến ngày 28/03/2013 thì bài viết đó sẽ tự động xuất bản mà bạn không cần làm bất cứ gì khác.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 68 - Từ cơ bản đến nâng cao 5.1.5. Tùy chỉnh liên kết cho bài viết
Với mỗi bài viết sau khi Xuất bản sẽ có 1 link hay đường dẫn riêng của chúng (ví dụ như: http://www.traidatmui.com/2013/03/bshop-fashion-mau-ban-hang-
online.html). Theo mặc định thì link được sinh ra từ tiêu đề bài viết của bạn đặt, tuy
nhiên nếu bạn để tự động sinh ra link thì với tiêu đề là tiếng Việt có dấu sẽ tạo ra link không mấy đẹp và không rỏ ràng. Ở đây chúng ta có thể thay đổi link đó (Chỉ thay đổi được link trước khi bài viết được xuất bản), với phần link tùy chỉnh bạn nhập nọi dung là không dấu và không có khoảng trắng (khoảng trắng thay bằng dấu gạch ngang (-)).
5.1.6. Thêm mô tả cho bài viết
Với phần mô tả cho bài viết thì phần này sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, nếu bạn không thêm phần mô tả này thì công cụ tìm kiếm sẽ lấy ngẫu nhiên bất kỳ nội dung của bài viết hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Điều này sẽ không tốt nếu công cụ tìm kiếm lấy nội dung ở đoạn không mấy thu hút và hấp dẫn khiến người dung không muốn click vào trang của bạn. Chính vì thế để
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 69 - Từ cơ bản đến nâng cao
góp phần SEO bạn nên chọn nội dung thu hút, hấp dẫn của bài viết đó để thêm vào phần mô tả cho bài viết đó.
5.1.7. Một số tùy chỉnh khác
Với phần Tùy chỉnh khác bạn có thể cho phép người xem nhận xét về bài viết đó hoặc không cho phép (Tức ẩn khung nhận xét đi), hoặc chế độ hiển thị HTML, sử dụng thẻ ngắt dòng là <br/> hay Enter.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 70 - Từ cơ bản đến nâng cao
5.2. Quản trị và thay đổi bài viết
Để thấy các bài viết bạn đã đăng bạn chỉ cần vào phần Bài đăng ở bảng điều
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 71 - Từ cơ bản đến nâng cao
Tại đây bạn có thể chọn chỉnh sửa bài viết, thay đổi tên nhãn, lưu bài viết về bản nháp hay xóa bỏ bài viết đi. Để lựa thấy các công cụ tùy chỉnh bạn hãy rê chuột vào bài viết bạn muốn thay đổi sẽ thấy được các mục chỉnh sửa, xem, xóa, chia sẻ…
Ở đây bạn cũng có thể thay đổi bài viết hàng loạt như thay đổi tên nhãn, xuất bản bài viết, hoàn về bản nháp hay xóa bỏ bài viết. Để thao tác hàng loạt thì bạn chỉ cần click chọn những bài viết bạn cần tùy chỉnh và thực hiện thao tác bạn muốn.
Để thay đổi tên nhãn cho bài viết nhanh, bạn chỉ cần click chọn các bài viết muốn thay đổi tên nhãn hoặc muốn tạo cho chúng 1 nhãn mới và click vào biểu tượng nhãn.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 72 - Từ cơ bản đến nâng cao
Ở đây nếu bạn muốn tạo thêm nhãn mới thì hãy chọn Tạo nhãn mới… và nhập tên nhãn bạn muốn tạo và OK là tên nhãn sẽ tự động tạo cho các bài viết bạn đã chọn. Phần xóa hay thêm nhãn cho bài viết chưa có nhãn đã tồn tại thì bạn chỉ cần click vào nhãn đã tồn tại, nếu bài viết đã có nhãn mà bạn click vào thì nó sẽ loại bỏ và nếu không có nhãn bạn click nó sẽ tự thêm vào hay khi bạn click lần 2 nó sẽ tự thêm vào.
6. Hướng dẫn tạo trang tĩnh và quản lý nhận xét 6.1. Tạo trang tĩnh 6.1. Tạo trang tĩnh
Với dạng trang tĩnh bạn có thể dùng chúng để tạo trang giới thiệu, liên hệ…với những nội dung cố định hay ít thay đổi. Và việc thao tác soạn thảo ở trang tĩnh cũng không khác gì khi bạn soạn thảo ở bài viết, có 2 chế độ Viết và HTML. Để tạo trang tĩnh bạn click Trang >> Trang mới.
Bạn chỉ cần nhập nội dung tiêu đề và xuất bản như 1 bài viết bình thường
Và việc quản lý, tùy chỉnh trang tỉnh đều ở mục Trang, bạn có thể vào đó để thấy được tất cả trang tĩnh mình đã tạo và thay đổi chúng. (Tối đa có thể tạo 20 trang tĩnh).
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 73 - Từ cơ bản đến nâng cao
6.2. Quản lý nhận xét
Để quản lý nhận xét của khách truy cập để lại trên Blog của bạn thì bạn hãy vào mục Nhận xét, tại đây bạn sẽ thấy được tất cả các nhận xét có trên Blog của bạn, bạn có quyền Xóa nội dung của nhận xét, Xóa hẳn nhận xét đó hoặc check spam nhận xét bạn không muốn hiển thị trên Blog của bạn.
Như vậy là mình đã đi qua tất cả những phần cần thiết và giúp bạn nắm rỏ về Blogger. Dĩ nhiên ở đây mình không thể nào giúp bạn mọi thứ để có thể có 1 Blog chuyên nghiệp mà chỉ giúp bạn hiểu rỏ, nắm rỏ về Blogger để có thể quản trị tốt hơn, ngoài ra bạn cần tự mình tìm hiểu thêm các bài viết về thủ thuật để có thể thêm những tiện ích cần thiết cho Blog, giúp Blog bạn hoàn chỉnh hơn. Còn lại một số phần như Tổng quan, thống kê, Google+ bạn chỉ cần xem qua trong bảng điều khiển để theo dõi Blog mình tốt hơn.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 74 - Từ cơ bản đến nâng cao
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Với nội dung ở phần II thì bạn đã có thể xây dựng cho mình 1 trang weblog trên nền tảng của Blogger, sau khi đã có weblog với nội dung khá và dần đi vào ổn định thì đến việc quảng bá stie của bạn để mọi người biết đến. Tiếp theo thì mình chia sẻ cho bạn 1 số kiến thức nhỏ có thể hỗ trợ cho bạn phần nào trong quá trình xây dựng và quản trị weblog của bạn.
1. Cách lấy liên kết text hay link hình ảnh nhanh
Trong 1 website hay blog đều có rất nhiều trang riêng biệt, trong Blogger có các trang như trang Nhãn (Label), trang tĩnh, trang bài viết, trang archive…và các trang đó sẽ phải liên kết lại với nhau để tạo nên website hay blog. Và liên kết thì trong HTML được định nghĩa bởi thẻ <a>, cơ bản cấu trúc sẽ có dạng sau:
<a href="http://www.traidatmui.com" target="_blank">traidatmui.com</a>
- href: quy định địa chỉ (url) mà liên kết trỏ tới
- target: (đích) thuộc tính này sẽ quy định liên kết sẽ được mở ra ở đâu: _self (trang hiện tại), _blank (cửa sổ mới), _parent, _top . ..
Và còn nhiều thuộc tính khác trong thẻ <a>, bạn có thể tìm hiểu thêm. Trong các bài viết hướng dẫn tạo menu hay đề cập đến vấn đề thay đổi link như :
<a href="#">Tên menu</a>
thì bạn chỉ cần thay # thành đường dẫn (Url) (như http://www.traidatmui.com ở trên) tương ứng với tên hiển thị của liên kết đó (Tên menu).
Cách lấy link (url) của 1 trang nào đó hay 1 liên kết nào đó thì bạn có thể truy cập đến liên kết đó và copy đường dẫn (url) trên thanh địa chỉ của trình duyệt hoặc có thể lấy link nhanh bằng cách click chuột phải vào liên kết chọn Copy link location là
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 75 - Từ cơ bản đến nâng cao
Đối với hình ảnh nằm trên host hay bất kỳ ở web/blog nào bạn cũng có thể lấy link của chúng, trường hợp hình ảnh đó có liên kết thì bạn có thể click vào hình ảnh đó copy link trên thanh trình duyệt, hoặc có thể dùng đến chuột phải chọn Copy image location để lấy link ảnh nhanh.
Để chèn hình ảnh vào tài liệu HTML ta sử dụng thẻ <img>, đây là thẻ HTML
không có thẻ đóng:
<img alt=”mô tả” title=”mô tả” src="link ảnh.jpg" width="100px" height="40px"/>
- src=”link ảnh.jpg”: chỉ ra đường dẫn tập tin hình ảnh.
- alt=”mô tả”: nội dung sẽ được hiển thị khi đường dẫn tới tập tin hình ảnh không tồn tại
- title=” mô tả”: nội dung hiển thị khi đưa trỏ chuột lên hình.
- width, height: độ rộng và độ cao của file hình được tính bằng px, nếu không có thuộc tính width, height thì mặc định sẽ lấy kích thước gốc của file hình.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 76 - Từ cơ bản đến nâng cao
2. Đưa Web/blog lên công cụ tìm kiếm
Để web/blog của bạn có mặt trên công cụ tìm kiếm thì bạn cần thông báo cho các công cụ biết sự tồn tại của web/blog của bạn. Thông thường thì các bộ máy tìm kiếm sẽ tự động tìm đến web/blog của bạn, tuy nhiên mất thời gian khá lâu nên việc khai báo này rất cần thiết để bạn sớm có mặt trên các công cụ tìm kiếm, giúp bạn tăng lượng truy cập khi người dùng gõ từ khóa gần với trang web/blog của bạn cung cấp. Tuy nhiên để có thể xuất hiện ở top trong kết quả tìm kiếm bạn cần nỗ lực SEO cho web/blog của bạn rất nhiều.
- Đưa lên Google: Bạn truy cập vào http://www.google.com/addurl, nhập tên
miền của bạn và mã xác thực sau đó nhấn Gửi yêu cầu là xong.
- Đưa lên Bing.com: Bạn truy cập vào http://search.msn.com/docs/submit.aspx và nhập tên miền, mã xác thực nhấn Submit là hoàn tất.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 77 - Từ cơ bản đến nâng cao
- Đưa lên Yahoo: Việc đưa Blog bạn lên công cụ tìm kiếm của yahoo thì bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm để có thể quảng bá blog của mình nhằm giúp tăng thứ hạng, khẳng định chất lượng của web/blog của bạn.
3. Đăng ký với Alexa rank
- Alexa Rank là gì?
+ Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach).
+ Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập từ người dùng cài đặt Alexa Toolbar. Cứ 3 tháng 1 lần, Alexa tiến hành tổng kết số liệu và xếp hạng các website.
+ Alexa Toolbar là một tiện ích giúp người dùng lướt web, hiện có khoảng
hơn 10 triệu người dùng Internet trên thế giới sử dụng công cụ này.
- Tăng thứ hạng Alexa mang lại những lợi ích gì?
+ Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động và uy tín.
+ Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo.
+ Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các
webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.
- Làm thế nào để xem thứ hạng Alexa?
+ Bạn có thể sử dụng Alexa Toolbar – thanh công cụ hỗ trợ người dùng duyệt web:
+ Trực tiếp tại trang chủ
- Làm thế nào để tăng thứ hạng Alexa cho website?
+ Bạn nên tiến hành các chiến dịch quảng bá website định kỳ nhằm thường xuyên thu hút khách truy cập website, tăng cao chỉ số Reach.
+ Trong website, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để thu hút khách hàng thường xuyên quay lại website, tăng Page views.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 78 - Từ cơ bản đến nâng cao
+ Bạn cần bố trí nội dung, cấu trúc website sao cho thu nhận được thật nhiều cú nhấp chuột của khách truy cập để tăng Page views nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái, tiện lợi.
Để đăng ký với Alexa bạn truy cập http://www.alexa.com và click Create an
Account để bắt đầu tạo tài khoản, nhớ vào email để xác nhận đăng ký.
Sau khi đã tạo tài khoản thành công thì bạn hãy đăng nhập vào Alexa của mình, tại bảng điều khiển (Dashboard) bạn chọn Add it Now để thêm web/blog của mình vào.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 79 - Từ cơ bản đến nâng cao
Nhập tên miền web/blog của bạn và nhấn Continue.
Tiếp theo là bước xác thực cho Blog của bạn, bạn hãy copy đoạn mã xác thực chèn vào sau thẻ <head> trong template Blogger của bạn (Bạn nhớ thêm vào đoạn mã đó như mẫu <!-- mã tại đây -->) trước khi chèn vào template.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 80 - Từ cơ bản đến nâng cao
Nếu xác thực thành công bạn sẽ nhận được thông báo như hình ảnh, sau đó nhấn
Continue để thực hiện tiếp:
Đến đây thì bạn hãy nhập thông tin về web/blog của bạn theo từng trường, những trường nào Pro bạn không cần nhập.
Để thấy thông tin pagerank của site mình hiển thị trên Alexa bạn vào
http://www.alexa.com/siteinfo/http://tintonghopblog.blogspot.com, vì ở đây mình mới đăng ký nên chưa có dữ liệu sau này dữ liệu sẽ được Alexa tự động cập nhật cho bạn.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 81 - Từ cơ bản đến nâng cao
Việc đăng ký đã hoàn tất, còn nếu bạn muốn đưa thông tin Alexa vào web/blog thì hãy xem bài viết hướng dẫn tại đây.
4. Hướng dẫn đăng ký Google Analytics
Google Analytics là một công cụ giúp bạn phân tích thông tin về web/blog của
bạn rất hiệu quả. Trong báo cáo bạn sẽ biết được số lượng khách truy cập web/blog của bạn là bao nhiêu? Số lần xem trang là bao nhiêu? Người truy cập đến từ quốc gia nào? Truy cập bằng trình duyệt gì?... và còn rất nhiều thông tin khác. Điều này giúp bạn theo dõi sự tồn tại và phát triển của blog mình như thế nào và đây cũng là 1 trong những thông tin để nhà quảng cáo làm cơ sở để đặt quảng cáo trên web/blog của bạn.
Blogger Toàn Tập A-Z Trang - 82 - Từ cơ bản đến nâng cao
Để đăng ký Google Analytics bạn vào http://www.google.com/analytics/web