(Từ năm 2008 đến năm 2016)
Đvt: Người
STT Nhóm đối tượng Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Người thuộc hộ cận 208 92 201 291 3.488 13.345 19.118
nghèo
2 Học sinh – sinh viên 45.000 64.348 101.172 31.500 31.748 32.632 33.763 44.963 42.568
45.000 64.348 101.380 31.592 31.949 32.923 37.251 58.308 61.686 TỔNG
Nguồn: Phòng Quản lý thu – BHXH tỉnh
- Trước khi Luật BHYT có hiệu lực thì đối tượng này khơng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, mà cá nhân phải tự đóng tồn bộ. Vì vậy cơng tác truyền thơng, vận động người tham gia cũng gặp nhiều khó khăn, số người tham gia rất thấp, chỉ có đối tượng học sinh, sinh viên tham gia với số lượng thấp, đối tượng cận nghèo tham gia là không đáng kể.
- Từ năm 2009 đến nay Luật BHYT quy định ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng (trong đó đối tượng người cận nghèo được hỗ trợ tối thiểu 50% từ năm 2009 đến năm 2014 và được hỗ trợ tối thiểu 70% từ năm 2015; đối tượng học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng). Sau khi Luật BHYT có hiệu lực nhóm học sinh, sinh viên cũng được quy định là thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, vì vậy việc tuyên truyền và vận động học sinh tham gia BHYT cũng có nhiều thuận lợi, số lượng học sinh tham gia BHYT cũng tăng nhanh. Năm 2008 tồn tỉnh chỉ có 40.000 học sinh tham gia BHYT; đến năm 2010 là trên 100.000 học sinh tham gia (bao gồm cả học sinh được tham gia ở các nhóm khác). Đến năm 2016 có gần 42.000 em khơng thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT đã tham gia BHYT theo nhà trường, chiếm khoảng 88,8%. Như vậy, vẫn còn khoảng trên 5.000 em (bằng 11,2%) chưa tham gia BHYT.
- Người thuộc hộ cận nghèo từ năm 2014 trở về trước mặc dù đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng đến 70% nhưng việc vận động người thuộc đối tượng này tham gia cũng gặp khó khăn, số ng ười tham gia còn hạn chế. Năm 2015 tỉnh Lạng Sơn đã được dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng đông
bắc bộ và đồng bằng sông Hồng – NORRED” và ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 30% cịn lại mức đóng cho đối tượng này, do đó đối tượng tham gia BHYT cũng tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ bao phủ BHYT đến trên 90% vào năm 2016, đối tượng cận nghèo năm 2014 chỉ có trên 3.000 người thì năm 2015 có 13.345 người và 2016 đã có gần 20.000 người tham gia BHYT.
3.5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Đây là đối tượ ng gặp nhiều khó khăn nhất trong cơng tác truyền thơng, vận động người tham gia. Thực tế cho thấy các trường hợp người tham gia BHYT theo nhóm này hầu hết đều là những người mắc bệnh nặng, phải điều trị nhiều mới tham gia BHYT. Nghĩa là ln có tình trạng lựa chọn ngược khơng đúng bản chất của chính sách BHYT là tính chia sẻ, tính cộng đồng, qua thống kê hàng năm thì chi phí khám chữa bệnh cho những người thuộc nhóm này đều vượt xa số tiền quỹ BHYT mà những người thuộc đối tượng này đóng. Mặc dù chính sách BHYT đối với đối tượng này cũng có rất nhiều thay đổi qua các thời kỳ: từ đầu là ai đăng ký tham gia cũng được, rồi đến quy định cần có tỷ lệ nhất định số người tham gia BHYT trên cùng một địa bàn dân cư; rồi quy định cả hộ gia đình phải tham gia...
Những chính sách mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT như: quy định về mức đóng giảm dần mức đóng theo số người tham gia trong cùng một hộ gia đình để nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ gia đình có đơng người; mở thơng tuyến khám chữa bệnh; lộ trình tăng giá viện phí... Cùng với đó với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong cơng tác truyền thông; thay đổi mạnh mẽ trong cải cách hành chính mà trọng tâm là thủ tục hành chính của ngành BHXH. Do đó, nhóm đối tượng này hàng năm đều tăng, đặc biệt từ năm 2015 khi một số xã khơng thuộc danh mục vùng khó khăn được Nhà nước cấp thẻ BHYT đã được tập trung tuyên truyền, vận động để nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình. Vì vậy, năm 2015 và 2016 số người tham gia BHYT ở nhóm này tăng chưa nhiều và cũng không ổn định, trong những năm từ 2010 đến năm 2014 việc khai thác, vận động những đối tượng này tham gia BHYT là rất khó khăn, năm 2010 có khoảng 14.000 người tham gia,
các năm sau mỗi năm tăng hầu như không đáng kể (mỗi năm tăng vài trăm người đến 2-3.000 người), nhưng sau khi có Luật BHYT sửa đổi bổ sung thì đối tượng này tăng nhanh, năm 2015 là gần 31.000 người gấp đôi so với năm 2012, và năm 2016 là trên 46.000 người tăng trên 3 lần so với năm 2012, chiếm gần 6,6% tổng số người tham gia BHYT.