IV. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ BHXH, BHYT, BHTN
1.3. Về quy định giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến bảo hiểm
Vướng mắc chủ yếu làm cho các vụ kiện dân sự, lao động liên quan đến bảo hiểm là việc Luật BHXH giao cho tổ chức cơng đồn khởi kiện tại Tòa án. Vậy khi tổ chức cơng đồn khởi kiện vụ án tại Tịa án thì đó là ngun đơn dân sự. Người vi phạm pháp luật bị khởi kiện là bị đơn dân sự. Cơ quan bảo hiểm là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy vi phạm về nghĩa vụ đóng
BHXH của người sử dụng lao động diễn ra khá phổ biến nhưng tổ chức cơng đồn được pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho người lao động để khởi kiện vụ án dân sự thì lại rất khó thực thi quyền này. Nguyên nhân xuất phát từ vướng mắc của Luật Cơng đồn, Bộ luật Tố tụng dân sự về việc ủy quyền khởi kiện và tham gia tố tụng của tổ chức cơng đồn. Bởi vì, việc lập văn bản ủy quyền của tất cả những người lao động bị ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ là khơng khả thi, vì trong trường hợp doanh nghiệp có hàng nghìn, hàng chục nghìn cơng nhân thì lấy chữ ký của tất cả các cơng nhân là rất khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp người lao động không đồng ủy quyền cho cơng đồn khởi kiện. Do đó, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công đồn đã được Hiến pháp và Luật Cơng đồn quy định là:
“là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, thì Luật Cơng đoàn,
Bộ luật Tố tụng dân sự cần được sửa đổi quy định về việc ủy quyền của người lao động cho tổ chức cơng đồn theo hướng ủy quyền đương nhiên, để tạo điều kiện cho tổ chức cơng đồn khởi kiện khi phát hiện hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.
Giải quyết các vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau như xử lý bằng hành chính, bằng hình sự và bằng dân sự. Không nên coi trọng quá kênh nào. Thực tế cho thấy khi BLHS chưa có quy định về các tội bảo hiểm và ngay cả khi đã có quy định, quy định đã có hiệu lực thi hành thì việc xử lý bằng hình sự mới chỉ dừng ở mức độ quy định có tính răn đe, phịng ngừa chứ chưa xử lý vụ án nào. Trong khi đó, chỉ trong các năm từ 2010-2013 các cơ quan BHXH đã khởi kiện tại Tòa án 3.976 vụ doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm, với số tiền nợ là 1.788 tỷ đồng. Các Tòa án đã giải quyết các vụ án này và BHXH đã thu về trên 736 tỷ đồng (trong đó thu được qua hịa giải là 266 tỷ đồng và qua xét xử 470 tỷ đồng). Điều đó chứng tỏ bằng việc giải quyết các vụ án dân sự do BHXH khởi kiện đã góp phần quan trọng vào việc thu hồi tiền nợ bảo hiểm.
Mặt khác, theo quy định của Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự thì “Cơ
sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịa án bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.
Như vậy, quy định của Luật BHXH nêu trên không phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định của Luật BHXH theo hướng xác định BHXH có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại TAND.
Về công tác thống kê, thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự, lao động, hành chính về bảo hiểm cũng cần nghiên cứu để phân tích rõ các loại BHXH, BHYT, BHTN để thuận tiện và có căn cứ xác thực khi đánh giá diễn biến, tình hình giải quyết các vụ án cụ thể về tranh chấp bảo hiểm.