Chương trình tàu con thoi vũ trụ của NASA đã tiến hành phép thử lần cuối một động cơ tên lửa rắn có thể dùng lại được vào hơm 25 tháng 2, ở Promontory, Utah. Động cơ đẩy này, tên gọi tắt là FSM-17, cháy trong chừng 123 giây – bằng với thời gian mỗi động cơ tên lửa rắn có thể dùng lại cháy trong một lần phóng tàu con thoi vũ trụ thật sự. Những những dấu hiệu sơ bộ cho biết toàn bộ những mục tiêu thử nghiệm đều thành công. Sau khi dữ liệu tử nghiệm cuối cùng được phân tích xong, thì kết quả cho mỗi mục tiêu sẽ được công bố trong một bản báo cáo của NASA.
Lần thử nghiệm này – lần thử thứ 52 do ATK Launch Systems, một đơn vị của Alliant Techsystems Inc., thực hiện cho NASA - đánh dấu sự kết thúc của một chương trình thử nghiệm đã kéo dài hơn ba thập kỉ. Lần thử đầu tiên là vào tháng 7 năm 1977. Các động cơ do ATK chế tạo đã phóng thành cơng tàu khơng con thoi vũ trụ lên quỹ đạo cả thảy 129 lần.
Endeavour lướt đi trong ánh bình minh
Ngày 21 tháng 2, tàu con thoi vũ trụ Endeavour và Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã bay qua bầu trời gần lúc rạng đông trên vùng Whitby, Ontario, Canada. Cùng với những vệt sao, hai vật thể đã được chụp lại trong bức ảnh phơi sáng một lần này. Lấp lánh trong ánh ban mai ở cao độ 350 km phía trên mặt đất, Endeavour đã hơi vượt trước ISS quét trên đường chân trời. Nhưng vệt sáng hơn và ánh lóe rạng hơn thuộc về trạm vũ trụ mà Endeavour vừa đến thăm. Sắp hoàn thành sứ mệnh STS-130, vài giờ sau Endeavour đã thực hiện một chuyến hạ cánh trong đêm xuống Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
Ngun lí Loại trừ Pauli: Vì sao cơ thể chúng ta khơng nổ tung?
Vì sao vật chất khơng cụm lại hết với nhau? Chính ngun lí giữ cho các sao neutron và sao lùn trắng khỏi phát nổ cũng đã giữ cho con người khỏi phát nổ và làm cho vật chất thông thường hầu như là không gian trống rỗng. Nguyên do quan sát thấy được gọi là Nguyên lí Loại trừ Pauli. Nguyên lí phát biểu rằng những fermion – một loại vật chất cơ bản – giống hệt nhau không thể ở cùng một nơi đồng thời và cùng định hướng như nhau. Loại vật chất còn lại, boson, khơng có tính chất này, như minh chứng rõ ràng bởi các ngưng tụ Bose-Einstein được tạo ra gần đây. Hồi đầu thập niên, Nguyên lí Loại trừ Pauli đã được chứng minh bằng đồ thị trong hình ảnh những đám mây ở trên của hai đồng vị lithium – đám mây bên trái gồm các boson, còn đám mây bên phải gồm các fermion. Khi nhiệt độ giảm, các boson cụm lại với nhau, cịn các fermion thì vẫn giữ khoảng cách của chúng. Ngun nhân vì sao Ngun lí Loại trừ Pauli lại đúng và giới hạn vật chất của nguyên lí ấy vẫn chưa được hiểu rõ.
Xem thêm tại thuvienvatly.com ! Chuyên mục Mỗi ngày một ảnh thiên văn đẹp