Chính sách, thủ tục và các giới hạn

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng (Trang 46 - 47)

3 .Quản lý rủi ro lãi suất

3.4 Chính sách, thủ tục và các giới hạn

3.4.1 Chính sách và thủ tục

Chính sách và thủ tục về quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng phải được xác định rõ và phù hợp với tính chất và độ phức tạp của các hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng nên có thủ tục và chính sách rõ ràng để hạn chế và kiểm sốt rủi ro lãi suất. Các chính sách và thủ tục nên phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn về quyết định rủi ro lãi suất, chiến lược phòng ngừa rủi ro và các trạng thái nắm giữ. Chính sách rủi ro lãi suất nên xác định các thông số định lượng và mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng chấp nhận. Tất cả các chính sách rủi ro lãi suất nên được xem xét lại định kỳ và sửa đổi khi cần thiết. Ngân hàng nên xác định cụ thể và phê duyệt các thủ tục cần thiết cho các ngoại lệ đối với các chính sách, các giới hạn và ủy quyền.

Trước khi giới thiệu một sản phẩm mới, phòng ngừa rủi ro/bảo hiểm, hoặc chiến lược, ngân hàng phải đảm bảo rằng các chính sách và thủ tục được đưa ra đầy đủ. Hội đồng Quản trị cũng nên phê duyệt biện pháp phòng ngừa rủi ro (bảo hiểm rủi ro) hoặc các sáng kiến quản lý rủi ro trong tiến trình thực hiện.

3.4.2 Các giới hạn

Ngân hàng nên đặt ra các giới hạn cho mức độ rủi ro lãi suất và các giới hạn này có thể được áp dụng trên danh mục cá nhân, các hoạt động hoặc các đơn vị kinh doanh. Một hệ thống giới hạn thích hợp sẽ cho phép nhà quản lý ngân hàng kiểm soát rủi ro lãi suất, thảo luận về cơ hội và rủi ro, giám sát rủi ro thực tế với dung sai rủi ro xác định trước. Hệ thống giới hạn phải đảm bảo rằng các trường hợp vượt quá mức định trước nhận được sự quan tâm của nhà quản lý.

Hệ thống giới hạn có thể được thiết lập trên cơ sở tổng hợp cũng như theo từng loại danh mục hoặc công cụ. Các giới hạn được thiết lập phải phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp và mức vốn của ngân hàng, cũng như khả năng của ngân hàng để đo lương và quản lý rủi ro của mình, đồng thời phải nhất quán trong việc xem xét các ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đối với thu nhập ròng của ngân hàng.

Các giới hạn sau cần được theo dõi: Hạn mức yếu tố nhạy cảm, hạn mức GAP, hạn mức VaR

Hạn mức VaR cho tất cả các danh mục giao dịch (trading portfolio) phải được xác định cho

từng bộ phận kinh doanh rủi ro, hạn mức này do ALCO phê duyệt, khái niệm VaR được trình bày ở mục 3.5.1

Hạn mức Yếu tố Nhạy cảm (Factor Sensitivity - FS): là hạn mức dành cho các yếu tố thị

trường quan trọng ảnh hưởng tới từng bộ phận kinh doanh rủi ro. Đây là hạn mức hiệu quả nhất ở mức từng giao dịch viên.

By Tổng hợp, sưu tầm và viết daibang168@gmail.com

47

Trong đó, yếu tố nhạy cảm là là thay đổi giá trị của một công cụ hay danh mục các cơng cụ tài chính khi lãi suất thay đổi 1%, với điều kiện các yếu tố thị trường khác khác là cố định. Yếu tố nhạy cảm được đo bằng giá trị tuyệt đối và được đánh giá trên cơ sở mơ hình tái định giá (Repricing models) do ALCO xét duyệt và định kỳ đánh giá trong quá trình sử dụng.

Hạn mức GAP được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh và chiến lược quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Hạn mức GAP tính theo phần trăm, các tỷ lệ sau nên chú ý GAP cộng dồn từng kỳ hạn/tổng tài sản, GAP cộng dồn/tổng tài sản có doanh thu lãi, GAP cộng dồn/vốn chủ sở hữu.

Một lưu ý rằng, đối với GAP nó khơng chỉ có mặt là rủi ro mà nó hàm chứa cả cơ hội, tức là nếu ngân hàng duy trì GAP ở mức phù hợp với xu hướng lãi suất thì sẽ có lợi cho ngân hàng, cụ thể là tăng lợi nhuận của ngân hàng. Quản lý GAP đảm bảo cân bằng rủi ro và lợi nhuận đòi hỏi ngân hàng phải dự báo được xu hướng lãi suất.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)