CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn trong doanh nghiệp gồm hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:
+ Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vào ban đầu và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu theo thời gian phản ánh mức độ độc lập về tài chính tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp.
+ Nợ phải trả phản ánh số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những khoản nợ này mang tính cam kết và trách nhiệm thanh tốn, chứa những rủi ro, tuy nhiên với nguồn vốn này doanh nghiệp có thể sử dụng như một địn bẩy tài chính, tăng lợi ích cho các chủ sở hữu.
Như vậy, phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp cho các nhà quản trị nắm được cơ cấu huy động vốn, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động và đánh giá được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh dọc với tổng nguồn vốn, các loại nguồn vốn cụ thể được chia cho tổng nguồn vốn để xác định tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn. Cơng thức được tính như sau: [14, tr187]
Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận
nguồn vốn
bộ phận vốn chiếm = x 100 (2.3)
Ngoài ra, để cụ thể và xem xét sự thay đổi của từng nhân tố trong việc phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta có thể kết hợp phân tích dọc và phân tích ngang, theo một bảng tính như sau: [15, tr85]
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Kỳ gốc Kỳ phân Chênh lệch
tích
Nguồn vốn Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
tiền trọng tiền trọng tiền trọng
(%) (%) (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng
Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ở trên, chúng ta có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ doanh nghiệp có mức độ độc lập tài chính cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người cho vay. Tuy nhiên không phải tỷ lệ của vốn chủ sở hữu cao bao giờ cũng tốt, bởi doanh nghiệp sẽ khơng thể sử dụng được địn bẩy tài chính từ các khoản nợ chiếm dụng nên mất cơ hội đầu tư sinh lời.