Pháp luật về TNBTCNN có phù hợp với Nhà nước pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

2.3. Đánh giá chung về pháp luật TNBTCNN

2.3.1. Pháp luật về TNBTCNN có phù hợp với Nhà nước pháp

Luật TNBTCNN có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Luật thể hiện tính dân chủ hố trong đời sống xã hội, khi công dân tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể. Đặc biệt Luật đã đặt địa vị pháp lý của người dân ngang bằng với vị trí Nhà nước, nghĩa là Luật cho phép người dân có quyền yêu cầu, khởi kiện và Nhà nước phải bồi thường khi các cơng chức, viên chức của mình có lỗi. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN những năm qua cho thấy, một số quy định của Luật TNBTCNN đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn trong nội bộ Luật cũng như với một số văn bản hiện hành [14, tr.25].

Có thể thấy, tại thời điểm ban hành Luật TNBTCNN thì nội dung của Luật này được xây dựng phù hợp với quy định của một số đạo luật có liên quan như Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành

quản lý hành chính được xây dựng trên cơ sở phạm vi khiếu nại quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo và phạm vi đối tượng khởi kiện vụ án hành chính quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Cả hai luật nêu trên nay đã được thay thế bằng các Luật: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Tố tụng hành chính, tố tụng dân sự năm 2010. Theo đó, thẩm quyền của Tịa án trong hoạt động tố tụng dân sự đã được mở rộng hơn, cụ thể, Tịa án có thẩm quyền khi xét xử các tranh chấp dân sự có quyền hủy bỏ các quyết định của cơ quan, tổ chức mà trong đó có các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, việc pháp luật Việt Nam có những nguyên tắc thể hiện rõ mọi hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật thông qua việc xem xét trách nhiệm hoàn trả để gánh một phần trách nhiệm và xử lý người thi hành công vụ tương ứng với mức độ lỗi và hành vi trái pháp pháp luật. Mục đích của việc xử lý kỷ luật và xem xét trách nhiệm hồn trả thơng qua yếu tố lỗi của người thi hành công vụ không chỉ là trừng trị mà chủ yếu là giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm. Đây là yêu cầu cơ bản để bảo đảm quyền con người trong nhà nước pháp quyền.

Tuy nhiên, đến nay, Hiến pháp sửa đổi 2013 và một số Luật chuyên ngành đã có nhiều thay đổi theo hướng quy định rõ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Do đó, trong điều kiện Hiến pháp và các đạo luật khác có liên quan đến Luật TNBTCNN đã thay đổi thì việc sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với giai đoạn phát triển thời kỳ này của Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)