Một số thực tiễn quốc gia về vạch đường cơ sở thẳng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 75)

Chƣơng 1 : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ

2.2. Pháp luật nƣớc ngoài về đƣờng cơ sở

2.2.4. Một số thực tiễn quốc gia về vạch đường cơ sở thẳng

Tới ngày 01/01/1994, có hơn 60 quốc gia đã tuyên bố đường cơ sở thẳng và khoảng 10 quốc gia quy định trong luật quốc nội áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng nhưng không công bố toạ độ hay bản đồ.

Malaysia công bố năm 1979 bản đồ thể hiện ranh giới ngoài của lãnh hải mà không thể hiện đường cơ sở.

Nghị định ngày 13/6/1984 của Colombia vạch một đoạn đường cơ sở duy nhất dài trên 130 hải lý tại bờ biển không khúc khuỷu và lồi lõm, cũng khơng có một chuỗi đảo nào, qui vào nội thuỷ nước này một vùng biển rộng hơn 2.000 hải lý vuông mà trước kia một phần thuộc biển cả, một phần thuộc lãnh hải - Đây là yêu sách đơn phương không phù hợp với luật quốc tế.

Tuyên bố ngày 13/4/1974 của Bănglađét về đường cơ sở thẳng được vạch theo đường đẳng sâu 10 sải (fathom) - Đây là yêu sách đơn phương không phù hợp với luật quốc tế.

Luật năm 1977 của Myama công bố đường cơ sở thẳng dài 222 hải lý, lệch 60 độ so với xu hướng chung của bờ biển - Đây là yêu sách đơn phương không phù hợp với luật quốc tế.

Ngày 15/5/1996, Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước của LHQ về luật biển năm 1982, cùng ngày Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố về đường cơ sở phần lãnh hải tiếp giáp với lục địa Trung Quốc và đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo đó.

Vụ ngư trường Anh - Na Uy ngày 18/12/1951 về đường cơ sở thẳng. Trước đại chiến thế giới I, tàu thuyền đánh cá của Anh thường hay vào vùng nước của Na Uy đánh bắt cá gây ra nhiều xô xát với dân địa phương. Sau nhiều đụng độ, Anh quyết định đâm đơn kiện lên Toà án pháp lý quốc tế, phản đối phương pháp mà Na Uy dùng để hoạch định đường cơ sở lãnh hải. Trên thực tế, Na Uy đã không sử dụng phương pháp ngấn nước thuỷ triều thấp nhất để xác định đường cơ sở lãnh hải của mình mà lại áp dụng từ năm 1869 phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền một số các điểm thích hợp chọn dọc theo bờ biển. Bằng phương pháp này, lãnh hải của Na Uy đã mở rộng ra biển. Toà án

pháp lý quốc tế đã xử cho Na Uy thắng cuộc, cơng nhận tính hợp lý của đường cơ sở thẳng, áp dụng cho vùng biển bị khoét sâu và lồi lõm, có các chuỗi đảo chạy qua, nếu đường này không chạy cách xa xu hướng chung của bờ biển. Toà án cũng chỉ ra rằng, hệ thống đường cơ sở thẳng của Na Uy đã nhận được sự cơng nhận mặc nhiên và Anh đã khơng có phản ứng gì trong suốt 60 năm trời. Các tiêu chuẩn của đường cơ sở thẳng Na Uy qua phán quyết của Toà án đã trở thành các tiêu chuẩn chung được pháp luật quốc tế thừa nhận và được pháp điển hố trong các Cơng ước của LHQ về luật biển.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)