Đánh giá bước đầu về doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 43 - 45)

Theo cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày 11/1/2015, Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam, chưa kể 10.000 loại hàng hóa từ tổ chức AEC của các nước ASEAN sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi khá thành cơng, chiếm thị phần lớn,thì sự tương ứng là thị trường bán lẻ trong nước phải đối diện với nhiều đối thủ cạnh trạnh tầm cở như: BJC (Thái Lan) sẽ xây dựng 100 cửa hàng và đạt 300 cửa hàng trong tương lai, các doanh nghiệp khác đang tham gia như: TCI (phân phối độc quyền Red Bull, Nestle and Bear…) cũng đã triển khai 1.000 đại lý cung cấp hàng cho 5.000 cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam; LotteMart (Hàn Quốc) đang sở hữu 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo, thức ăn nhanh với hàng trăm cửa hàng, trung tâm thương mại; Công ty Aeon Credit Service (Nhật Bản) cung cấp dịch vụ bán hàng trả góp, trung tâm mua sắm…Một số dự án khác đang được triển khai như Tập đồn WCT-Malaysia có dự án “đại siêu thị” (Shopping mall) Platinum Plaza đầu tư với tổng vốn 600 triệu USD; E-Mart - Tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc - cũng đã vào Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu 80 triệu USD và có kế hoạch mở chuỗi 52 siêu thị đến năm 2020. Mới đây nhất, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai của Pháp là Auchan có ý định tham gia vào Việt Nam với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD trong 10 năm…Cũng theo Bộ Cơng thương, tính đến cuối năm 2013 cả nước có khoảng 700 siêu thị, trong đó các tập đồn nước ngồi chiếm 40% và 125 trung tâm thương mại, trong đó các tập đồn nước ngồi chiếm 25%. Dù là “người đi sau” và phát triển mạnh trong mấy năm gần đây, song các tập đoàn nước ngoài đã chiếm tỷ lệ tương ứng là 40% và 25%. Như vậy vấn đề đặt ra là: doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cịn cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong nước sau năm 2015 không? Và những giải pháp nào góp phần cho bước phát triển vững chắc trong cuộc cạnh tranh này?

2. Đánh giá bước đầu về doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường bán lẻ trường bán lẻ

Việt Nam đã dần mở cửa thị trường bán lẻ kể từ ngày 1/1/2009, theo thông tin nghiên cứu của tổ chức tư vấn AT-Kearney (Mỹ) cơng bố thì thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn, được xếp hạng thứ 3/30 nước đang trên thế giới. Điều đó có nghĩa thị trường bán lẻ Việt Nam đã và sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cuộc đua cạnh tranh tăng lên, sẽ phát triển theo xu thế hội

nhập tồn cầu hóa nền kinh tế. Cho đến nay, sau hơn 5 năm mở cửa thị trường ngành này đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực: số lượng trung tâm thương mại, siêu thị và các điểm bán lẻ xu hướng hiện đại tăng nhanh chóng. Các kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ và dự kiến năm 2015 sẽ tăng 25%. Các chuyên gia đánh giá, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi hiện có phần cạnh tranh khiêm tốn trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong khi doanh nghiệp trong nước có nhiều ưu thế về thị phần và nhiều doanh nghiệp đang mở rộng phát triển hàng loạt chuỗi hệ thống ngành hàng bán lẻ.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã nêu trên, những yêu cầu cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước chính là:

Thứ nhất, vấn đề giải quyết - phân bố mặt bằng bán lẻ đây là khó khăn

lâu dài nếu khơng có hỗ trợ từ Nhà nước, trong thực tế để thuê được địa điểm kinh doanh là rất khó, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam mong muốn có những quy định, chính sách ưu đãi trong việc giao, cho thuê đất để phục vụ hoạt động bán lẻ. Trong lúc hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM, ở những cơng trình cơng cộng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải sử dụng quỹ mặt bằng ở các tuyến Metro, điểm bán lẻ dưới lịng đất để phát triển hết sức khó khăn. Chỉ tính riêng chi phí mặt bằng kinh doanh đã chiếm từ 30-40% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi có thế mạnh về vốn, tài chính, thương hiệu, mạng lưới phân phối, kỹ năng, con người...

Thứ hai, khó khăn lớn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam là

năng lực cạnh tranh yếu kém, đa phần hoạt động quy mơ nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh thiếu hiện đại, chiến lược kinh doanh không được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong

đào tạo, tổ chức cung ứng…Đồng thời, tính liên kết giữa các doanh nghiệp: liên kết dọc giữa nhà sản xuất - nhà bán buôn - nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng… vẫn cịn yếu kém.

Thứ tư, vai trị điều tiết của Chính phủ hầu như chưa phát huy trong việc

định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Điển hình việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng.

Thứ năm, doanh nghiệp trong nước cũng có những thay đổi để thích ứng

với hội nhập thị trường tồn cầu. Tuy nhiên, về mặt thơng tin họ không nhận được xuyên suốt, tổng thể, thường xuyên. Trong khi ở các nước có những chính

sách giúp doanh nghiệp thích ứng với xu thế hội nhập. Và để doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh hay khơng thì vai trị của Chính phủ trong sự chuẩn bị cho họ về việc định vị tồn cầu là vơ cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w