Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha
Số mẫu % Số mẫu %
Nơi tham khảo giá bán 20 10
Từ hàng xóm 5 25 5 50
Từ chợ 15 75 5 50
Quen biết với người mua cam 20 10
Có 18 90 10 100 Khơng 2 10 0 0 Nhận tiền 20 10 Nhận ngay 20 100 10 100 Nợ 0 0 0 0 Khó khăn gặp phải 20 10 Bị ép giá 14 70 7 70 Vận chuyển xa 6 30 3 30
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
Dịch vụ kỹ thuật/khuyến nông: Các hoạt động khuyến nông và tập huấn được triển khai tích cực. Mơ hình huấn luyện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và các mơ hình sản xuất cam an tồn theo VietGAP với diện tích trên 131 ha; các lớp tập huấn tại hiện trường về trồng và chăm sóc cây cam, quản lý dịch hại tổng hợp, lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất cam an toàn theo hướng VietGAP, tập huấn xử lý sau thu hoạch được tỉnh Tuyên Quang tổ chức liên tục nhằm nâng cao trình độ chăm sóc và thu hoạch cam cho bà con nơng dân. Tuy nhiên, công tác dịch vụ tư vấn kỹ thuật chưa phát triển, mỗi xã, thơn có một cán bộ khuyến nơng
thơn, bản chưa có cán bộ phụ trách về bảo vệ thực vật, cán bộ này chỉ là kiêm nhiệm khơng có phụ cấp, hoạt động theo sự điều động của lãnh đạo xã và xóm.
Cơ sở hạ tầng: Các vườn cam đang cho thu hoạch nằm phân tán rải rác ở các xã, nhiều vườn ở các địa hình khá phức tạp, đường giao thơng đi lại gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khi trời mưa; đường giao thông hiện nay là một vấn đề gây cản trở cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục khó khăn trong vận chuyện, một số vườn cam lớn đã sử dụng hệ thống rịng rọc, ngựa thồ… trong q trình vận chuyển cam từ vườn xuống nơi tập kết.
Người trồng cam
1,48% 19,66% 77.63% 1,23%
Thu gom cấp xã Thu gom cấp huyện HTX
7,63% 8,55%
10,65% 1,23%
69,08%
Chợ đầu mối Chợ đầu mối Siêu thị
tại tỉnh tại các tỉnh, TP
1,38% 17,66 % 79,73% 1,23%
Người tiêu dùng
Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cam tỉnh Tuyên Quang
* Hoạt động thu gom và tiêu thụ sản phẩm:
Khâu thu hoạch, bảo quản và vận chuyển: Do chưa xây dựng được hệ thống được giao thông lên tận vườn cam, nên việc vận chuyển cam đến nơi tập kết chủ yếu dùng sức người gánh, sức ngựa kéo, vận chuyển dọc theo các lối mòn quanh vườn. Cam thường được đựng trong các sọt tre, khơng có dụng cụ đóng gói, bảo quản sản phẩm dẫn đến cam bị dầm bì, nhanh giảm chất lượng.
Khâu thu gom, bán buôn, bán lẻ: Qua sơ đồ trên cho thấy, sản phẩm của chuỗi giá trị cam chủ yếu bán trực tiếp sản phẩm không thông qua chế biến. Kênh tiêu thụ lớn nhất là từ người sản xuất tới thu gom cấp huyện chiếm 77,63% tổng sản lượng cam, gần 20% sản lượng cam được thu gom qua người thu gom nhỏ lẻ cấp xã. Khoảng 1,48% sản lượng cam người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa phương. Hiện nay, hệ thống bán hàng vào các siêu thị đã dần được hình thành, nhưng khối lượng rất nhỏ mới chỉ có 1,23%. Cam được bán chủ yếu tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phịng, Nghệ An... [Hình 3.1].
*Hoạt động sản xuất cam
Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập:
Đối với nhóm hộ có diện tích trên 0,8 ha (diện tích lớn) thì chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn do có điều kiện về kinh tế và trình độ canh tác khá hơn. Ngun nhân chính là do các hộ này có điều kiện về vốn, có trình độ thâm canh khá hơn nên có vốn đầu tư chăm sóc kịp thời, đúng thời điểm. Ngồi ra đối với hộ có diện tích trên 0,8 ha thường sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo yêu cầu của cây chi phí sản xuất cao hơn các hộ trồng diện tích dưới 0,8 ha [Hình 3.1].
Các hộ nơng dân có diện tích dưới 0,8 ha chủ yếu sử dụng sử dụng chủ yếu là phân bón NPK 10:5:5, để bón cho cam, và lượng phân sử dụng chưa đảm bảo đúng theo quy trình kỹ thuật, khơng có phân hữu cơ và phân vi sinh do vậy hiện nay việc canh tác chủ yếu là bóc lột đất, bón phân khơng cân đối, gây cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng đây là nguyên nhân gây giảm chu kỳ khai thác của cây cam [Hình 3.1].
Giá bán: Giá bán cam của hộ có diện tích trên 0,8 ha thường cao hơn so với hộ có diện tích dưới 0,8 ha do chất lượng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cao hơn; họ năm bắt thơng tin thị trường tốt hơn, các hộ có diện tính dưới 0,8 ha đặc biệt là hộ nghèo khơng có thơng tin thị trường hoặc nếu có thì nguồn thơng tin lại khơng chính xác, chất lượng, mẫu mã sản phẩm thấp hơn nên giá bán của các hộ này thường thấp hơn so với các hộ có diện tích trên 0,8 ha [Bảng 3.4].
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ có diện tích dưới 0,8 ha và trên 0,8 ha (tính cho 1 ha)
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Hộ có diện tích Hộ có diện tích Bình qn dưới 0,8 ha trên 0,8 ha chung
Phân bón 5.500 6.200 5.850
Thuốc BVTV 10.500 12.800 11.650
Chi phí khác 2.500 2.500 2.500
Tổng chi phí 1 ha cam 18.500 21.500 20.000
Năng suất bình qn (tấn) 9 13 11
Giá bán 1 tấn cam 6.200 6.400 6.3000
Tổng thu/ha 55.800 83.200 69.500
Thu nhập/ha cam 37.300 61.700 49.500
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
Lợi nhuận: Nếu xét thu nhập 1 ha cam thì hộ có diện tích lớn có lợi nhuận cao hơn so với các hộ có diện tích nhỏ. Như vậy, có thể thấy rằng sản xuất quy mơ lớn, có điều kiện về vốn và kỹ thuật, đầu tư thâm canh đúng yêu cầu của cây, năng suất cao mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất.
Trong q trình khảo sát, tác giả khơng đề cập đến cơng lao động vì đại đa số là lao động gia đình, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất nhỏ do vậy khó đảm bảo độ chính xác vì khơng có số liệu thống kê cụ thể về số ngày làm việc, số giờ làm việc trong một ngày của các đối tượng tham gia nên tác giả tính cơng lao động của người sản xuất vào cùng với lợi nhuận thu được.
*Hoạt động tác nhân thu gom
Ở phần này, tác giả tiến hành phân tích theo theo quy mơ thu gom của các hộ (hộ có quy mơ thu mua dưới 100 tấn, và trên 100 tấn).
Chi phí: Qua khảo sát cho thấy hiện nay người thu gom thường mua cam tại vườn có thể là mua vo cả vườn, hoặc mua theo khối lượng, sau đó thuê lao động cắt, phân loại và gánh sản phẩm đến những nơi xe ơ tơ có thể đến được do đó chi phí chủ yếu là thu hoạch, phân loại và vận chuyển.
Các hộ tham gia thu gom thường sử dụng lao động thủ công để thu hoạch, phân loại và vận chuyển cam, đây là khâu tạo ra nhiều việc là cho người lao động nghèo và cận nghèo tại các vùng sản xuất cam.
Việc bảo quản sản phẩm chưa được quan tâm chú trọng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các bao tải, sọt tre để đựng sản phẩm chưa có các dụng cụ bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom cam
Đơn vị: nghìn đồng
Hộ có khối Hộ có khối Bình qn
Chỉ tiêu lượng dưới lượng trên
chung 100 tấn 100 tấn
Giá mua vào 6.400 6.200 6.300
Chi phí vận chuyển 1.500 1.300 1.300
Chi phí thu hoạch, bao bì, phân loại 300 300 300
Hao hụt sản phẩm 60 80 70 Chi phí khác 500 500 500 Tổng chi phí/1tấn cam 8.760 8.380 8.570 Giá bán 1kg 10 9,8 9,9 Tổng thu/1tấn cam 10.000 9.800 9.900 Thu nhập/1tấn cam 1.240 1.420 1.330
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên khảo sát
- Giá bán: Một phần sản phẩm đã được người thu gom tổ chức phân loại nâng cao được giá trị sản phẩm, ngồi ra người thu gom, bán bn có điều kiện nắm bắt thơng tin thị trường tốt hơn và thường có khách hàng quen biết do vậy mà có giá bán tốt hơn.
- Thu nhập: Nếu xét thu nhập/1tấn cam thì hộ có quy mơ thu mua trên 100 tấn/năm có thu nhập cao nhất là 1.420.000 đồng/tấn, bình quân mỗi vụ thu gom
thu mua được 200 tấn, thì thu nhập 1 vụ của nhóm hộ này là 284.000.000 đồng/vụ, cịn hộ thu gom có quy mơ dưới 100 tấn/năm, bình qn mỗi vụ thu gom thu mua được 50 tấn, thì thu nhập 1 vụ bình quân đạt được là 62.000.000 đồng/vụ. Như vậy cho thấy thu nhập của hộ thu gom có quy mơ lớn cao hơn nhiều so với hộ thu gom nhỏ lẻ [Bảng 3.5].
*Phân tích tổng hợp về chi phí, giá bán và thu nhập:
Qua khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất diễn ra trong suốt chu kỳ 1 năm của cây cam còn hoạt động thu gom chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối năm, hộ thu gom có tỉ trọng thu nhập cao hơn nhiều so với hộ sản xuất.