Thứ nhất: Phân biệt giữa thường dân và binh lính, giữa mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự [45, tr.30]:
Ngun tắc này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn của dân thường vì nếu các bên tham chiến mặc lẫn thường dân thì khi chiến sự xảy ra với một tình trạng rất hỗn loạn các bên khó có thể phân biệt được và tất yếu làm tăng rủi ro cho thường dân. Một lí do khác là, tình trạng lộn xộn trong chiến tranh làm cho tâm lý các chiến binh hoảng loạn, mất bình tĩnh, vì thế, họ có thể xả súng vào đối phương bất cứ lúc nào chỉ trong tích tắc. Hậu quả là, quyền lợi của thường dân - đặc biệt là quyền được sống (một trong những quyền cơ bản nhất của con người) sẽ bị xâm hại nghiêm trọng, số lượng thường dân vơ tội bị chết, bị thương và khó có thể đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời vì sự nguy hiểm của chiến tranh. Mặt khác, nếu không quy định nguyên tắc này thì các bên xung đột sẽ sử dụng cách thức này để ngụy trang gây rủi ro cho thường dân nghiêm trọng. Do đó, ngun tắc này địi hỏi các bên tham chiến trong các cuộc xung đột vũ trang luôn phải phân biệt rõ giữa thường dân và binh lính để bảo vệ thường dân và tài sản của họ.Trong bốn Công ước Geneva thì chưa đề cập đến vấn đề này nhưng trong phần II về quy chế chiến sỹ và tù binh Khoản 3, Điều 44, Nghị định thư (I) đã quy định rõ: “Để tăng cường việc bảo hộ thường dân chống lại hậu quả của những cuộc xung đột, các chiến sỹ có trách nhiệm phải tự phân biệt họ với thường dân khi họ tham gia vào việc chiến đấu...” [44, tr.388].
Geneva yêu cầu phải phân biệt rõ được mục tiêu quân sự (việc tấn công quân sự là hợp pháp) và mục tiêu dân sự (được bảo vệ khỏi sự tấn công của các bên tham chiến). Việc phân biệt hai mục tiêu này là cơ sở để bảo vệ gián tiếp các cá nhân dân sự.
Thứ hai: Cấm tấn công và bảo hộ những người không tham gia hoặc
đã bị loại khỏi vòng chiến đấu [45, tr.30]:
Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chiến tranh là quan hệ giữa các quốc gia, các binh lính vì mục tiêu chung của quốc gia là tiêu diệt kẻ địch. Về nguyên tắc, khi họ không tham gia hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu tức là họ đã trở thành những con người bình thường. Mặt khác, họ tham gia cuộc chiến có thể tự nguyện hoặc bị cưỡng ép, vì thế, thật bất hợp lý khi tước đi mạng sống của họ. Nguyên tắc này đều được quy định cụ thể trong bốn Công ước và được chi tiết hóa trong hai Nghị định thư trong cả hai loại xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và khơng mang tính chất quốc tế. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này đó là tất cả những người thuộc lực lượng vũ trang bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, tù binh, dân thường, nhân viên y tế, tù binh, nhân viên tôn giáo, nhà báo… đều phải được tôn trọng và bảo vệ mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tơn giáo...
Bên cạnh đó, “khơng được có bất kỳ hành động chủ ý hay sự lơ là khơng
thích đáng có hại đến sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của những người nằm dưới quyền lực của bên đối phương” [44, tr.373]. Đặc biệt,
việc giết hại hoặc làm bị thương binh lính khi họ đã quy hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu đều bị cấm.
Thứ ba: Đối xử nhân đạo với tù binh và những người của bên đối
phương bị bắt giữ [44, tr.31]:
Tính nhân đạo được thể hiện xuyên suốt trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung năm 1977. Cụ thể đó là: các bên tham chiến
phải tôn trọng sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo, quyền được liên lạc với gia đình và tiếp nhận cứu trợ, trong lúc giao chiến họ là kẻ thù, sẵn sàng cầm súng giết hại đối phương, nhưng khi hạ vũ khí, các bên đối phương phải tơn trọng và đảm bảo cho tù binh có các quyền cơ bản của một con người, cung cấp chỗ ăn, chỗ ở đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, vệ sinh và chăm sóc y tế cho họ, đặc biệt khi vi phạm pháp luật theo Điều 83 Công ước (III): “Khi xem xét nên áp dụng chế tài kỉ luật hay tư pháp
đối với hành vi vi phạm của tù binh, nước giam giữ phải bảo đảm sao cho các nhà chức trách có thẩm quyền thể hiện một thái độ khoan dung ở mức độ cao nhất” [44, tr.262] hoặc theo Điều 87 Cơng ước (III) khi quyết định hình phạt
thì tù binh có tình tiết giảm nhẹ là “các nhà chức trách của Nước giam giữ đặc biệt lưu ý tới việc bị cáo, do không phải là công dân của nước giam giữ, nên khơng có nghĩa vụ phải trung thành với Nước giam giữ…” [44, tr.263],
hoặc trong những điều kiện nhất định thì mới sử dụng hình phạt tử hình… Ngồi ra, chúng ta không thể không kể đến một số nguyên tắc khác như
“nguyên tắc quyền không được khuyết từ” [45, Điều 7 Công ước Geneva (I),
(II), (III) và trong Điều 8 Công ước Geneva (IV)]; “nguyên tắc khơng ai bị gây
khó dễ hoặc bị kết án vì hoạt động nhân đạo nhằm giúp đỡ các đối tượng được bảo hộ” [45, Điều 18 Công ước Geneva (I), Điều 21 Công ước Geneva (II)].