5. Tác động của các biện pháp SPS và TBT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
5.2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân
Rào cản về kinh tế không phải rủi ro mà mà thực sự ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rào cản ngày càng chặt chẽ ngay cả trong các thị trường thương mại tự do như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.
Đòi hỏi quá đáng, sự phân biệt đối xử hoặc quy định kỹ thuật khơng phù hợp có thể làm giảm sự cạnh tranh, ngăn chặn sự sáng tạo và thương mại. Ngay cả khi các phương pháp kỹ thuật được sử dụng hợp lý, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn phải đối mặt với thách thức lớn trong việc tiếp cận thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, việc tuân thủ các tiêu chuẩn khác nhau và thường xuyên thay đổi của các thị trường nhập khẩu lớn, đặc biệt khi phương pháp kỹ thuật có thể thay đổi một cách nhanh chóng hoặc việc các thị trường khác nhau có các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
- Làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất
+ Tăng chi phí sản xuất: Khi một doanh nghiệp điều chỉnh cơ sở sản xuất của mình cho phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật đa dạng của các thị trường khác nhau thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sẽ tăng. Điều này đặt các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vào hồn cảnh khó khăn.
+ Chi phí đánh giá sự phù hợp: Doanh nghiệp phải gánh chịu các chi phí liên quan đến việc
kiểm tra, chứng nhận hoặc kiểm tra của phịng thí nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận. +Chi phí thơng tin: bao gồm các chi phí đánh giá tác động kỹ thuật của các quy định của
nước ngồi, phiên dịch và phổ biến các thơng tin sản phẩm, đào tạo của các chuyên gia, v.v. Chi phí thơng tin về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài rất nhiều và phức tạp, trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, nên không quan tâm hoặc bị nhầm lẫn với việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp nhỏ không biết làm thế nào để áp dụng các tiêu chuẩn thích hợp và đánh giá xem sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường hay khơng.Vì vậy, họ phải dành nhiều thời gian và chi phí để tìm hiểu về TBT của các nước khác.
Vì thế, chi phí đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp là khó khăn đáng kể của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là gia cơng hàng hóa để xuất khẩu. Do đó, họ chủ yếu thụ động đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng và không chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường truyền thống cũng như các thị trường tiềm năng. - Hơn nữa, khi xuất khẩu vào một thị trường với tiêu chuẩn kỹ thuật trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chấp nhận các tiêu chuẩn thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận thấp. Họ
khơng tìm ra giải pháp hợp lý hóa các nguồn lực hoặc có tầm nhìn cao hơn để cải thiện tiêu chuẩn sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường và đạt được nhiều lợi nhuận hơn.
- Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động ... chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp FDI. Các sản phẩm này được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nên không phải đối mặt với các rào cản thương mại liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử trong nước, đặc biệt là các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam sẽ gặp thách thức. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản xuất thiết bị điện tử cũng tạo ra cơ hội cho các công ty nhỏ trong nước cung cấp dịch vụ hoặc phụ tùng cho các doanh nghiệp lớn.
- Ít cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam
Các biện pháp TBT của các thị trường chủ yếu là các nước phát triển khơng chỉ làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam và còn khiến xuất khẩu của Việt Nam trong một số trường hợp nhất định không thể thâm nhập thị trường. Điều này là do một số nước đặt ra các biện pháp TBT không hợp lý, khơng trên cơ sở khoa học. Vì vậy, mặc dù một số doanh nghiệp Việt Nam có cơng nghệ hiện đại những vẫn khơng thể thâm nhập.
Các rào cản kỹ thuật tại các thị trường nhập khẩu có thể định hướng sai lệch cho xuất khẩu của Việt Nam và làm cho các doanh nghiệp bị mất thị trường và buộc phải tìm các thị trường khác. Điều này xảy ra khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị suy giảm hoặc yêu cầu của nhà nhập khẩu q cao. Việc tìm kiếm thị trường mới có thể là tốt, cho thấy sự năng động của doanh nghiệp, nhưng hầu hết các thị trường mới với yêu cầu thấp có nhu cầu biến động, mức giá thấp hơn, đơn hàng nhỏ.
- Đối xử không công bằng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Theo Hiệp định TBT, các biện pháp TBT phải được thiết lập dựa trên các bằng chứng khoa học và áp dụng không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp TBT có thể được áp dụng một cách phân biệt đối xử. Ví dụ, để ngăn chặn xuất khẩu của Việt Nam và đồng thời ưu đãi xuất khẩu của một số nước khác, một nước có thể thiết lập các biện pháp TBT mà hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đáp ứng, nhưng phù hợp với xuất khẩu của một số nước khác. Điều này được gọi là phân biệt đối xử trên thực tế (de facto).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc tham gia WTO nói chung và việc thực hiện Hiệp định TBT nói riêng mang lại nhiều cơ hội và thách thức. Nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật thì khả năng cạnh tranh sẽ gia tăng.
Việc minh bạch hóa trong thực thi Hiệp định TBT thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong hoạt động sản xuất, kịp thời điều chỉnh hoặc dự báo được xu hướng trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển để sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm thương mại đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hầu hết các biện pháp kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu được áp dụng nhất quán, thường xuyên và liên tục, nên hàng hóa nhập khẩu từ bất cứ nước nào đều phải đáp ứng. Về nguyên tắc, doanh nghiệp Việt Nam khơng có cách nào né tránh các biện pháp này mà chỉ có thể tìm cách đáp ứng.
Tuy nhiên, việc đáp ứng đòi hỏi những thay đổi đáng kể liên quan đến: (1) hàng hóa xuất khẩu hồn chỉnh, (2) quy trình canh tác, (3) khai thác nguyên liệu, chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp khơng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, sản phẩm có thể bị từ chối nhập khẩu. Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp vi phạm nặng hoặc phổ biến, các nước nhập khẩu có thể tăng cường các biện pháp kiểm sốt hay cấm nhập khẩu hàng hóa tương tự từ tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước liên quan (mặc dù có một số doanh nghiệp khơng vi phạm).
Các cam kết quốc tế được đàm phán như trong khuôn khổ Hiệp định TPP đã đến vịng cuối cùng có thể hàm chứa nhiều thách thức đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi TPP được ký kết, các nước tham gia sẽ được hưởng ưu đãi thuế và đồng thời các rào cản phi thuế sẽ được cải thiện. Tương tự đối với các yêu cầu an toàn thực phẩm. Các yêu cầu trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản là rất cao. Vì vậy, nơng sản Việt Nam phải đáp ứng. Nếu không, thị trường sẽ không mở ra để khai thác. Trong trường hợp đó, lợi thế của TPP sẽ trở thành vơ nghĩa. Quan trọng hơn, TPP có nhiều quy định cao liên quan đến bản quyền về giống và công nghệ, v.v. Nhiều quốc gia đàm phán TPP đã sẵn sàng đáp ứng các quy định này, trong khi Việt Nam vẫn cịn khó khăn. Nếu tình hình khơng cải thiện, cả nơng dân và doanh nghiệp xuất khẩu Việt sẽ phải đối mặt với thách thức.
Do đó, thách thức của việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật là không nhỏ. Để đáp ứng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự hỗ trợ của chính phủ, các hiệp hội ngành và sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp.
Đầu tiên, chính phủ nên:
- Lập ra một kế hoạch xây dựng hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các phịng thí nghiệm. Với hệ thống phịng thí nghiệm và tiêu chuẩn tiên tiến, Việt Nam có thể xây dựng hàng rào kỹ thuật để tự vệ, đồng thời ngăn chặn việc sản xuất hàng hóa chất lượng thấp ảnh hưởng đến danh tiếng của Việt Nam.
Hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, thực phẩm chế biến, luôn phải đối mặt với rủi ro từ việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Cách duy nhất để vượt qua rào cản kỹ thuật là có các tiêu chuẩn ngành (với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành và nhóm doanh nghiệp). Mặc dù các tiêu chuẩn ngành chỉ có tính chất khuyến khích, doanh nghiệp sẽ nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của các biện pháp SPS và TBT. Các tiêu chuẩn ngành được sử dụng với mục đích hướng dẫn cho các nhà sản xuất về các khía cạnh như thu thập dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, phân vùng, quản lý và kiểm sốt chất lượng (tơm, gạo, v.v.), quản lý chất thải, việc sử dụng hóa chất và thuốc.
Đối với các mặt hàng cụ thể, chẳng hạn như gạo và nông sản khác, các tiêu chuẩn sản phẩm đã trở nên lỗi thời, khơng cịn phù hợp với nhu cầu thị trường trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường, qua đó định hướng sản xuất để nâng giá trị gia tăng, tăng xuất khẩu đối với các mặt hàng này.
Các doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào việc nới lỏng yêu cầu về an toàn thực phẩm mà cần phối hợp với chính phủ đàm phán song phương nhằm tạo ra các chương trình hợp tác kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thừa nhận kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm của Việt Nam. Đây là một cách hiệu quả để sản phẩm của Việt Nam đáp ứng các u cầu về an tồn thực phẩm.
- Tích cực tham gia góp ý đối với dự thảo các biện pháp SPS và TBT của các thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác chính của Việt Nam, yêu cầu họ điều chỉnh dự thảo cho hợp lý và tuân thủ cam kết WTO. Theo quy định của các Hiệp định SPS và TBT, các thành viên WTO có cơ hội góp ý và sửa đổi dự thảo trước khi ban hành. Ở Việt Nam, các Văn phòng SPS và TBT là đầu mối. Vì vậy, các văn phịng này cần phối hợp với các cơ quan chính phủ liên quan, các doanh nghiệp và các bên khác để góp ý và sửa đổi dự thảo các biện pháp SPS và TBT của các thành viên khác của WTO để bảo vệ xuất khẩu của Việt Nam.
- Tham gia vào các tranh chấp liên quan đến SPS và TBT trong khuôn khổ WTO khi cần thiết, bao gồm việc tham dự các vụ việc về SPS và TBT với tư cách bên thứ ba để có kinh nghiệm hoặc có các hành động pháp lý cần thiết về SPS và TBT trong khuôn khổ WTO. Bằng cách này, Việt Nam sẽ làm cho các thành viên WTO khác hiểu rằng Việt Nam cũng hiểu rõ về các biện pháp SPS và TBT, đồng thời có khả năng sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ xuất khẩu của Việt Nam.
- Nỗ lực hơn để ký kết các thỏa thuận hay hiệp định hài hịa hóa các biện pháp SPS và TBT nhằm giảm chi phí và tạo cơ hội cho sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về các biện pháp TBT và SPS, bao gồm các quy định và dự thảo biện pháp TBT và SPS của các nước khác, đặc biệt là các đối tác chính của Việt Nam, kinh nghiệm để vượt qua TBT và SPS của các nước khác, các hiệp định về TBT và SPS với các nước khác v.v.
- Đối với sản phẩm cụ thể:
+ Về dài hạn, các cơ quan phải xây dựng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm da giày, quy định về chất lượng, giới hạn về hóa chất và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các nhà sản xuất da giày để sản phẩm có thể xuất khẩu sang các thị trường có quy định chặt chẽ như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
+ Doanh nghiệp dệt may phải xây dựng chiến lược dài hạn, tùy thuộc vào quy mô và khả năng của mỗi công ty, nhưng định hướng chung là chuyển từ mơ hình FOB sang ODM, thậm chí OBM. Đây là cách để gia tăng giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
+ Việt Nam cần ban hành và tăng cường các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm thép và thống nhất tiêu chuẩn với các nước khác trên thế giới để tránh sự khác biệt về chất lượng thép với các nước này19.
Thứ hai, các hiệp hội ngành cần:
- Nghiên cứu, thông báo về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu, hướng dẫn, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật.
19 http://www.baothuongmai.com.vn/tong-hop-cac-tieu-chuan-trong-nganh-thep-xay-dung/
Các hiệp hội ngành đóng một vai trị quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các hiệp hội chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm tra để ngăn chặn một số doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà làm mất uy tín của ngành. Hoạt động hiệu quả của các hiệp hội sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân. Do chi phí thơng tin cao, chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các hiệp hội mạnh và tổ chức tốt mới có đủ khả năng chiếm được lịng tin của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, các hiệp hội sản xuất và xuất khẩu dễ phối hợp với các cơ quan chính phủ để thu thập các thơng tin cần thiết cho ngành. Các thơng tin quan trọng nhất là chính sách mới hoặc diễn biến đàm phán thương mại quốc tế. Đây là một trong các yếu tố quyết định triển vọng phát triển sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân.
- Tham gia tích cực trong việc góp ý đối với các dự thảo biện pháp SPS và TBT của các thành viên WTO.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp liên quan đến các biện pháp SPS và TBT của các nước. Ví dụ như hợp tác với các cơ quan chính phủ trong các vụ kiện liên quan đến TBT và SPS của các nước khác.
Thứ ba, các doanh nghiệp nên:
- Chú ý đến các thông lệ kinh doanh, chiến lược marketing, thiết kế bao bì... tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng gia tăng trình độ cơng nghệ bởi đây là chìa khóa để mở cánh cửa thành cơng. Việt Nam cần xây dựng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao và an tồn, qua đó có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cạnh tranh và vượt qua các hạn chế về giá và rào cản thương mại.
- Thu thập thông tin về các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Thông qua việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, doanh nghiệp sẽ nắm được và có cơ sở để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng