7. Những đóng góp khoa học mới của tác giả luận án
2.2. Cơ sở khoa học về Kinh tế tuần hoàn
Việt Nam đang phấn đấu để sớm hồn thành mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững [25]. Phát triển bền vững hướng đến là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” [43]. Trong bối cảnh có nhiều thách thức mới như sự suy giảm tài ngun thiên nhiên, suy thối mơi trường và đặc biệt là biến đổi khí hậu, việc hướng đến phát triển bền vững ngày càng trở nên khó khăn hơn [38]. Trong bối cảnh đó, kinh tế tuần hồn (KTTH) được nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) quan tâm khi áp lực từ cạn kiệt tài nguyên và rác thải đang
tăng ngày càng lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của con người. KTTH với cách tiếp cận cụ thể và rõ ràng, đã chỉ ra cách thức phá vỡ mối liên hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và suy thối mơi trường. KTTH sẽ đóng góp vào việc xây dựng và làm nền tàng để hướng tới phát triển bền vững.
2.2.1. Khái niệm và bản chất của kinh tế tuần hồn
Kể từ cuộc cách mạng cơng nghiệp, các nền kinh tế đã phát triển một mơ hình tăng trưởng “tiêu thụ và xử lý” - một mơ hình tuyến tính dựa trên giả định rằng tài ngun dồi dào, có sẵn, dễ tìm nguồn và giá rẻ để xử lý. Kinh tế tuyến tính (Linear Economy) là cách thức phát triển kinh tế theo mơ hình đường thẳng, từ khai thác tài nguyên làm đầu vào cho sản xuất, đến phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại. Đẩy mạnh kinh tế tuyến tính chính là đẩy mạnh quá trình khai thác tài nguyên và tạo ra một lượng chất thải khổng lồ [38;50], tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm mơi trường [38].
Hình 2.8. Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn (nguồn [39])
Trong khi đó, Kinh tế tuần hồn (Circular Economy) hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất. Hơn nữa, KTTH cịn tạo ra các vịng tuần hồn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể [38]. Ngồi ra, KTTH phi phát thải sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực công - tư, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới có giá trị cao [50].
KTTH không phải là một khái niệm mới. Có rất nhiều cách hiểu về KTTH, trong đó có cả những cách hiểu đơn giản như KTTH là giảm phát thải, đến những khái niệm phức tạp hơn như 3R và 4R. Đến nay, được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm KTTH do tổ chức Ellen MacArthur Foundation trình bày tại hội nghị kinh tế toàn cầu năm 2012: “KTTH là một hệ thống có tính khơi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vịng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, khơng dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mơ hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó” [38].
Cùng quan điểm đó, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) năm 2017 cũng cho rằng “KTTH là một cách mới để tạo ra giá trị, và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài vịng đời sản phẩm thơng qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần” [103].
Geissdoerfer và cộng sự (2017) đã định nghĩa về KTTH, đó là “một hệ thống tái tạo mà trong đó đầu vào tài nguyên và chất thải, phát thải và hao hụt năng lượng được giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng. Điều này có thể đạt được thơng qua các thiết kế có tính dài hạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế” [89].
Tại Việt Nam, khái niệm về KTTH cũng đã được ghi nhận, theo đó “Kinh tế tuần hồn là mơ hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường” [42].
Luật xúc tiến KTTH của Trung Quốc đã định nghĩa KTTH là “một thuật ngữ chung để chỉ các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế được tiến hành trong q trình sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng” [95].
tế có tính tái tạo và khơi phục, thơng qua việc thay đổi cách mà hàng hóa, dịch vụ được thiết kế, sản xuất và tiêu dùng; từ đó kéo dài tuổi thọ của vật chất, chuyển chất thải từ điểm cuối của vòng sản xuất hay tiêu dùng trở lại điểm đầu, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới mơi trường [39].
Hình 2.9. Kinh tế tuần hồn theo Nghị viện Châu Âu (nguồn: European Union’s website)
2.2.2. Nội hàm và các nguyên tắc của kinh tế tuần hồn
KTTH khơng phải là một mơ hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mơ hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó là triết lý tái tạo (Regeneration) và khơi phục (Restoration) [39]. Kinh tế tuần hồn có các nội hàm cơ bản sau:
Thứ nhất, tái tạo tài nguyên tự nhiên thơng qua việc kiểm sốt hợp lý các tài
ngun;
Thứ hai, tối ưu hóa nguồn lợi của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm
và vật liệu nhiều nhất có thể, đẩy mạnh thiết kế sản phẩm và thiết kế chất thải. Việc thiết kế chất thải rất quan trọng, đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng. Ví dụ như việc nâng cấp lị nhiệt đốt than để được nguồn tro, xỉ có các tính chất tốt nhất cho việc sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc mục đích nào khác. Mặc dù phát triển kinh tế tuần hồn khơng đồng nghĩa với quản lý chất thải nhưng chính
là một trong những mục tiêu chính trên con đường làm cho nền kinh tế trở nên tuần hoàn hơn [50].
Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn:
[95] KTTH được điều chỉnh bởi các nguyên tắc cơ bản được gọi là Nguyên tắc 3R (Reduce, Reuse, and Recycle): Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế.
Nguyên tắc Reduce – Giảm thiểu nhằm mục đích giảm thiểu đầu vào của năng lượng sơ cấp, nguyên liệu thô và chất thải thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất, được gọi là hiệu quả sinh thái.
Nguyên tắc Reuse – Tái sử dụng đề cập đến "bất kỳ hoạt động nào mà các sản phẩm hoặc thành phần không phải là chất thải được sử dụng lại cho cùng mục đích mà chúng đã được hình thành".
Ngun tắc Recycle – Tái chế: là về việc thu hồi chất thải được tái chế thành các sản phẩm và vật liệu cho mục đích ban đầu hoặc các mục đích khác.
Ngồi các ngun tắc 3R, Liên minh Châu Âu cũng xem xét “R” thứ tư - Recover (Khơi phục), định nghĩa nó là “bất kỳ hoạt động nào mà kết quả chính của nó là chất thải phục vụ mục đích hữu ích bằng cách thay thế các vật liệu khác mà lẽ ra phải được sử dụng để thực hiện một chức năng cụ thể, hoặc chất thải được chuẩn bị để thực hiện chức năng đó, trong nhà máy hoặc trong nền kinh tế rộng lớn hơn”.
Nguyên tắc 3R có thể được tích hợp bởi ba nguyên tắc bổ sung được phát triển bởi Ellen MacArthur Foundation, đó là nguyên tắc “Thiết kế loại bỏ chất thải và ô nhiễm”, “Giữ sản phẩm và vật liệu trong quá trình sử dụng” và “Tái tạo hệ thống tự nhiên”.