2. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG
2.6. Việc làm và môi trường làm việc
Mặc dù cơng nghệ TTNT dường như có tác động sâu sắc trong tương lai về xu thế việc làm và mơi trường làm việc tại một thành phố điển hình ở Bắc Mỹ, nhưng rất khó để đánh giá chính xác các tác động hiện tại, tích cực hay tiêu cực. Trong mười lăm năm qua, việc làm đã bị dịch chuyển do suy thối lớn và gia tăng tồn cầu hóa, đặc biệt là sự hiện diện của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, cũng như những thay đổi to lớn trong công nghệ kỹ thuật số phi TTNT. Từ những
năm 1990, Mỹ đã có tăng trưởng liên tục về năng suất và GDP, nhưng thu nhập trung bình đã bị đình trệ và tỷ lệ việc làm trên dân số đã giảm.
Có những ví dụ rõ ràng về các ngành cơng nghiệp, trong đó các cơng nghệ kỹ thuật số đã có tác động lớn, cả tốt và xấu, và các lĩnh vực khác mà tự động hóa có khả năng tạo ra những thay đổi lớn trong tương lai gần. Nhiều thay đổi trong số này đã được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các công nghệ kỹ thuật số "đơn điệu", bao gồm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, kết nối mạng, xử lý và tìm kiếm thơng tin. Hiểu được những thay đổi đó sẽ biết rõ các ảnh hưởng của TTNT đến nhu cầu lao động trong tương lai, bao gồm cả sự thay đổi trong nhu cầu kỹ năng. Đến nay, công nghệ kỹ thuật số đã ảnh hưởng nhiều hơn đến người lao động ở những nghề trung bình, chẳng hạn như các đại lý du lịch, chứ khơng phải là nhóm cơng việc kỹ năng thấp nhất hoặc cao nhất. Mặt khác, phổ nhiệm vụ mà các hệ thống kỹ thuật số có thể thực hiện đang mở rộng khi hệ thống TTNT được cải thiện, trong đó có khả năng tăng dần phạm vi những gì được coi là đơn điệu. TTNT cũng đang từ từ dịch sang đầu ký năng cao của phổ nhiệm vụ, bao gồm các dịch vụ chuyên nghiệp chưa từng được máy móc thực hiện.
Để thành cơng, các đổi mới sáng tạo TTNT sẽ cần phải vượt qua những lo sợ về con người bị gạt ra ngồi lề. TTNT có khả năng sẽ thay thế các nhiệm vụ chứ không phải là việc làm trong tương lai gần, và cũng sẽ tạo ra các loại hình cơng việc mới. Nhưng việc tưởng tượng cơng việc mới sẽ xuất hiện khó hơn so với các cơng việc hiện tại có thể sẽ bị mất. Những thay đổi trong việc làm thường xảy ra dần dần, không đột ngột, xu hướng này dường như sẽ tiếp tục khi TTNT chậm chạp chuyển vào môi trường làm việc. Một phổ các tác động sẽ nổi lên, từ thay thế ít hay gia tăng đến thay thế hồn tồn. Ví dụ, mặc dù hầu hết các công việc của một luật sư chưa được tự động hóa, TTNT được áp dụng để khai thác thơng tin pháp lý và lập mơ hình chủ đề đã tự động làm một phần công việc của các luật sư năm đầu tiên. Trong tương lai không xa, một loạt người làm các công việc khác nhau, từ bác sĩ X quang đến lái xe tải đến người làm vườn, có thể bị ảnh hưởng.
TTNT cũng có thể ảnh hưởng đến quy mơ và vị trí của lực lượng lao động. Nhiều tổ chức và cơ quan quy mô lớn do thực hiện các chức năng có thể mở rộng chỉ bằng thêm người lao động, hoặc theo "chiều ngang" qua các khu vực địa lý hoặc "chiều dọc" trong phân cấp quản lý. Khi TTNT đảm nhiệm nhiều chức năng, khả năng mở rộng khơng cịn ngụ ý là các tổ chức lớn. Một số cơng ty internet tiếng tăm chỉ có số lượng nhân viên ít ỏi.
TTNT cũng sẽ tạo ra việc làm, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, bằng cách làm cho một số nhiệm vụ nhất định trở nên quan trọng hơn, và tạo các loại việc làm mới bằng cách tạo khả năng các kiểu tương tác mới. Các hệ thống thơng tin
phức tạp có thể được sử dụng để tạo ra thị trường mới, thường có tác dụng hạ thấp rào cản gia nhập và tăng sự tham gia - từ các cửa hàng ứng dụng (app stores) đến TTNTrbnb và taskrabbit.
Thậm chí cịn có sự sợ hãi trong một số khu vực rằng tiến bộ trong TTNT sẽ rất nhanh chóng thay thế tất cả các cơng việc của con người, bao gồm cả những việc phần lớn mang tính nhận thức hoặc liên quan đến đánh giá, chỉ trong vòng một thế hệ. Kịch bản đột ngột rất khó xảy ra, nhưng TTNT sẽ dần dần xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực việc làm mà máy tính có thể đảm nhận.
Tác động kinh tế của TTNT lên các công việc nhận thức của con người sẽ tương tự như những tác động của tự động hóa và người máy lên con người trong các công việc chế tạo. Nhiều công nhân trung niên đã mất những công việc lương cao ở nhà máy và hòn cảnh kinh tế-xã hội trong gia đình và xã hội đã ra đi với những cơng việc đó. Về lâu dài, một phần thậm chí cịn lớn hơn trong tổng số lao động có thể mất cũng những việc làm “nhận thức” lương cao. Khi lao động trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn trong sản xuất so với sở hữu vốn trí tuệ, đa số cơng dân có thể tìm thấy giá trị lao động của họ không đủ để chi trả cho một tiêu chuẩn cuộc sống có thể được xã hội chấp nhận. Những thay đổi này sẽ địi hỏi một phản ứng chính trị, chứ khơng phải thuần túy kinh tế, liên quan đến những loại mạng lưới an sinh xã hội cần có để bảo vệ người dân tránh khỏi những dịch chuyển cơ cấu lớn trong nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, giáo dục, đào tạo lại, và phát minh ra các hàng hóa và dịch vụ mới có thể giảm thiểu những tác động này. Về lâu dài, mạng lưới an sinh xã hội hiện nay có thể cần phát triển thành dịch vụ xã hội tốt hơn cho tất cả mọi người, chẳng hạn như y tế và giáo dục, hoặc đảm bảo thu nhập cơ bản. Thật vậy, các nước như Thụy Sĩ và Phần Lan đã tích cực xem xét các biện pháp đó. TTNT có thể được coi như một cơ chế tạo ra của cải hoàn tồn khác, trong đó tất cả mọi người phải được hưởng một phần của kho tàng do TTNT tạo ra của thế giới.