KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phương pháp hoạt hóa giống
3.7.3. Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Bradford
Protein là thành phần quan trọng để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của tảo. Để đánh giá chất lượng tảo được ni ở các điều kiện khác nhau có giá trị dinh dưỡng như thế nào thì ta tiến hành định lượng protein có trong mẫu theo phương pháp Bradford. Hàm lượng protein trong Spirulina dao động từ 50-70% trọng lượng khô. Hàm lượng protein này thấp hơn từ 5-10% tùy vào thời gian thu hoạch và môi trường sống. Giá trị cao nhất thường đạt được khi thu hoạch vào buổi sáng sớm của ngày nắng. Spirulina có hàm lượng protein cao hơn bất kỳ một loại thực phẩm nào khác, nhiều hơn thịt động vật và cá tươi (15 – 25% trọng lượng tươi), đậu nành (35% trọng lượng khô), sữa bột (35% trọng lượng khô), trứng (12% trọng lượng tươi), đậu phộng (25% trọng lượng khô), lúa gạo (8 – 14% trọng lượng khô), sữa (3% trọng lượng tươi).
Sau thực nghiệm ta được kết quả đo OD để xây dựng đường chuẩn như bảng 8.1 trong phụ lục 8. Nên ta có đồ thị đường chuẩn như hình 3.18
Dựa vào đồ thị đường chuẩn ở hình 3.18 ta có phương trình đường chuẩn y = 0.0053x có hệ số tương đối R2 = 0.9965, với giá trị này R2 có thể chấp nhận để tính tốn kết quả của hàm lượng protein tạo thành.
Từ đường chuẩn dựng được chúng tôi tiến hành đo mẫu tảo OD595nm xác định
hàm lượng protein của các chủng tảo nuôi cấy. Thay giá trị ∆OD595nm của các chủng tảo (bảng 8.1 trong phụ lục 8) vào đồ thị đường chuẩn ta có bảng 3.10.
Bảng 3.10. Hàm lượng protein của các chủng tảo nuôi cấy
Mẫu nuôi cấy Nồng độ protein( mg/ml) Hàm lượng protein (% trọng lượng tươi)
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo GVHD: TS. Đặng Đức Long
Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn đường chuẩn để xác định hàm lượng protein có trong mẫu
AZ 0,609 60,9
AR 0,593 59,3
AS3 0,537 53,7
Với số liệu như bảng 3.10 ở trên ta thấy rằng:
Hàm lượng protein của các chủng Spirulina platensis nuôi cấy được dao động khoảng 53,7 – 60,9%. Trong đó, chủng AZ có hàm lượng protein cao nhất đạt 60,9% và chủng AR đạt 59,3% và chủng AS3 đạt 53,7%. Nhìn chung có sự chênh lệch về hàm lượng protein có trong các mẫu khác nhau. Qua đó ta thấy chất lượng tảo ni trong mơi trường Zarrouk cho lượng protein cao hơn khi nuôi trong môi trường rỉ đường và hàm lượng protein có trong mẫu sau khi phục hồi sau 3 ngày (sau khi tiến hành siêu âm) cũng đạt khá cao.
Theo PGS-TS Đặng Đình Kim nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein của chủng tảo Spirulina platensis là rất cao từ 66– 67 % [10]. Ở thí nghiệm của Goksan nghiên cứu về sự phát triển của Spirulina platensis trong những hệ thống nuôi cấy khác nhau dưới điều kiện nhà kính, hàm lượng protein trong hệ thống các bình trong suốt (transparent jars) là 33% (so với trọng lượng khô), túi polyethylene (54,5%), hệ thống ao hồ tạo dòng chảy (raceway ponds) (58,3%) [13]. Theo Harriet, khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên hàm lượng protein trong mơi trường nước được mặn hóa (salinated water) thì hàm lượng protein đạt 48,59% (so với trọng lượng khô) và hàm lượng protein ở môi trường nước thải loại muối (desalonator wastewater) đạt 56,17% [11].
Như vậy tóm lại, các mẫu khác nhau có hàm lượng protein khác nhau có thể là do những nguyên nhân sau: Các giống tảo khác nhau cũng cho hàm lượng protein khác nhau, các mẫu nuôi ở điều kiện mơi trường khác nhau sẽ có hàm lượng protein khác nhau. Ngồi ra hàm lượng protein cịn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, có thể ở mẫu này đến thời gian thu hoạch nhưng mẫu khác thì chưa tới giai đoạn thu hoạch.