Qua các trường hợp trên, ta đã nhìn nhận được rõ lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự trong lĩnh vực chính trị - quan hệ quốc tế. Tất nhiên, lý thuyết này không chỉ được sử dụng trong mảng này, bởi vì truyền thơng đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lối tư duy, quan điểm của người đọc, điều hướng dư luận theo một chiều hướng cụ thể nào đó trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Rất khó để chúng ta có thể hồn tồn thốt khỏi sự bóp méo thơng tin thiếu khách quan của truyền thông, đặc biệt là khi các cơ quan báo chí, hãng thơng tấn, tập đồn mạng xã hội đều ít nhiều có sự liên quan đến những nhân vật lớn, những chiến lược mang tính quốc gia,… Suy cho cùng, việc truyền thông tập trung đưa tin theo những chiều hướng chủ quan khác nhau đều hợp lý và cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ cho lợi ích của mỗi quốc gia khác nhau, hoặc để định hướng tư duy đúng đắn cho người đọc, lọc bỏ những thông tin sai lệch, thiên vị, thuyết phục người đọc về quan điểm của tác giả. Chính vì vậy, việc đọc thông tin từ nhiều nguồn để trau dồi thông tin, sự hiểu biết, tư duy đa chiều là vô cùng cần thiết để có thể tồn tại và tiếp thu kiến thức một cách khách quan và có chính kiến cá nhân trong thời đại bùng nổ và bão hịa thơng tin như hiện giờ.
KẾT LUẬN
Kể từ sau khi được đặt nền móng vào năm 1922 bởi nhà văn Walter Lippmann, các nghiên cứu tiếp theo về thuyết thiết lập chương trình nghị sự đã ngày một trở nên phổ biến và đã cho công chúng hiểu được cái cách mà họ bị chi phối bởi truyền thông thơng qua các chương trình nghị sự. Từ đây, bài tiểu luận một lần nữa tổng kết lại các bài nghiên cứu từ những nội dung về khái niệm đến các nội dung chính như cơ chế thiết lập, các giả thuyết và cơ sở của lý thuyết. Trong hoạt động truyền thơng đại chúng, thuyết thiết lập chương trình nghị sự là một cơng cụ vơ cùng quan trọng của những cơ quan truyền thơng bởi nó ảnh hưởng đến góc nhìn của cơng chúng và bước đi của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, vì tính chất của mình, thuyết thiết lập chương trình cũng đã để lại khơng ít tác động tiêu cực bởi sự vận dụng để “dắt mũi dư luận” và đánh lạc hướng người xem về nội dung khác. Đồng thời, thơng qua một số phân tích sâu về thực tiễn trong truyền thông tại Việt Nam và thế giới, những tác động của lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, rút ra được tầm quan trọng của việc các cơ quan truyền thơng đại chúng có trách nhiệm trong việc đưa tin của mình, trung thực và có đạo đức vì một xã hội văn minh. Bên cạnh đó, người sử dụng các dịch vụ truyền thông cũng cần hết sức tỉnh táo, khách quan, giữ cho mình một đầu óc cởi mở, tư duy lập luận đa chiều để tránh không rơi vào những cái “bẫy truyền thông”, và để hình thành được quan điểm, chính kiến riêng của bản thân.