Hoạt tính kháng vi khuẩn bệnh:

Một phần của tài liệu DOANKIMMAI_CHUYENDE1_58CNSH_bn_chinh_da (Trang 27 - 29)

II. Tiêu chí đánh giá độ an tồn khi sử dụng probiotic

4 Hoạt tính kháng vi khuẩn bệnh:

Xem xét hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn latic, ta thấy vi khuẩn lactic có một số đặc tính kháng khuẩn do năng lực sản sinh acid lactic đẻ làm giảm pH mơi trường ruột, giảm năng lực oxy hóa khử, sản sinh hydrogen peroxide dưới điều kiện hiếu khí, sản sinh các chất ức chế đặc biệt như bacteriocin, subtilin, coagulin. Những đặc tính này tạo ra hiệu quả của Probiotic.

Hoạt tính kháng khuẩn của những dịng vi khuẩn lactic phân lập được tính bằng đường kính vơ khuẩn quanh khuẩn lạc hay quanh miệng giếng trên đĩa. Tính kháng khuẩn được biểu hiện khi đường kính vịng vơ khuẩn rộng hơn 2 mm. So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng và chọn lọc những dịng vi khuẩn lactic có tính kháng khuẩn cao.

Các chủng nghiên cứu được nuôi cấy trên mơi trường thích hợp nhằm thu dịch nởi. Dịch nởi sẽ được lọc vơ trùng bằng màng lọc 0,45 µm nhằm loại bỏ tế bào vi khuẩn (Nguyen et al., 2014b). Các đĩ a thạch MA 1,5% agar sẽ được đổ thêm một lớp ở trên bằng thạch mềm MB 0,75% agar có chứa 105 CFU/ml vi khuẩn chỉ thị. Các lỗ thạch được tạo ra bằng đầu tip vơ trùng và nhỏ vào 100 µl dịch nởi được xử lí ở trên. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo đường kính vịng kháng khuẩn sau khi ủ ở 30° C sau 24 h theo phương pháp khuếch tán trên thạch đĩ a. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Kết quả: Kết quả thí nghiệm tiến hành với 2 chủng vi khuẩn T8 và T13 chịu được muối mật đến 0,1% và chịu được pH 2 – 4 sau 1 h cho thấy cả 2 chủng này đều có hoạt tính đối kháng với 12 chủng vi khuẩn chỉ thị gây bệnh EMS phân lập tại Ninh Thuận (Hình 1 - 3). Đặc biệt kết quả từ Hình 1 cho thấy cả 2 chủng T8 và T13 đều thể hiện hoạt tính kháng với chủng vi khuẩn gây bệnh XN9, là chủng có độc lực mạnh nhất trong số 12 chủng vi khuẩn chỉ thị. Trong đó, chủng T13 thể hiện hoạt tính kháng mạnh hơn so với chủng T8 (Hình 2). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tapur và cộng sự (2012) khi tiến hành xác định hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn lactic phân lập từ ruột loài ghẹ xanh Portunus pelagicus. Trong nghiên cứu đó, tất cả 5 chủng vi khuẩn lactic đều có khả năng ức chế sinh trưở ng của các chủng chỉ thị bao gồm Vibrio harveyi, V. parahaemolyticus và Pfi esteria piscicida. Ngoài ra, nghiên cứu của Sivakuma và cộng sự (2012) khi tiến hành xác định hoạt tính kháng khuẩn của chủng L. acidophilus 04 phân lập từ sữa chua cũng thể hiện hoạt tính kháng với 4 chủng Vibrio bao gồm V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. cholera, V. alginolyticus với đường kính vịng kháng từ 8 – 15 mm. Hoạt tính kháng khuẩn của một

chủng vi khuẩn có thể do sinh ra kháng sinh, axit hữu cơ, bacteriocin và H2 O2 hoặc kết hợp các hoạt tính trên (Gillor et al., 2008). Đối với các chủng T8 và T13 sử dụng trong nghiên cứu này, trước đây chúng đã được chứng minh có hoạt tính kháng phở rộng đối với các vi khuẩn Gram âm (bao gồm một số chủng Vibrio spp.) và Gram dương bằng cách sinh axit và bacteriocin (Nguyen et al., 2014b). Kết quả tương tự cũng được Aroutcheva và cộng sự (2001) tìm thấy ở các chủng Lactobacillus spp. 228, 345, 431 với khả năng sinh axit lactic và bacteriocin. Mặc dù chúng cũng sinh H2 O2 nhưng khơng có bất kì tác dụng ức chế nào lên vi khuẩn đích thử nghiệm.

Hình 3. Hình ảnh vịng kháng khuẩn của các chủng T8 và T13 với một số chủng vi khuẩn chỉ thị khác

Một phần của tài liệu DOANKIMMAI_CHUYENDE1_58CNSH_bn_chinh_da (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w