Để tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, ngoài việc nâng cao chất lượng các dịch vụ, Công ty cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kinh doanh du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên.
Đội ngũ hướng dẫn viên hiện nay của Công ty chủ yếu phần lớn là cộng tác viên và làm hợp đồng. Họ công tác ở cơ quan khac nhau và thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khi Công ty yêu cầu. Như vậy trên thực tế, Công ty chưa có đội ngũ hướng dẫn viên vững mạnh cho mình.
Trong thời gian tới, Công ty cần từng bước xây dựng cho mình đội ngũ hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên có trình độ nghiệp vụ cao, họ phải
am hiểu về du lịch, qua các trường lớp đào tạo chính quy và qua lớp cấp thẻ hướng dẫn viên. Các hướng dẫn viên này phải nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Trước mắt thì chưa thể có ngay đội ngũ hướng dẫn viên vững mạnh, Công ty cần động viên, quan tâm cộng tác viên của mình thường xuyên học hỏi tích lũy kinh nghiệm để phục vụ khách ngày một tốt hơn.
3.1.3. Khai thác tốt thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới
Thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty, bởi lẽ muốn tồn tại và phát triển thì Công ty phải có một vị trí nhất định trên thị trường. Để có một chiến lược kinh doanh phù hợp tất yếu phải có sự nghiên cứu thị trường.
Có một chính sách giá cả phù hợp. Giá cả là một trong những tiêu chuẩn lựa chọn của khách hàng, là nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng bán, tác động mạnh đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Để thu hút khách và tăng lợi nhuận cho Công ty, cần sử dụng chính sách giá như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài tính thời vụ cho sản phẩm.
Để có thể cạnh tranh giá trên thị trường, Công ty phải có biện pháp giảm giá thành, từ đó giảm giá các chương trình du lịch như.
- Thường xuyên tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu giá cả của họ để tìm các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó có sự điều chình giá phù hợp cho mình.
- Duy trì mối quan hệ tốt với các dịch vụ du lịch, tìm ra các cơ sở du lịch có giá thành thấp và chất lượng đảm bảo.
- Trong nhiều trường hợp có thể giảm lợi nhuận như mình mong muốn để giảm giá bán chương trình du lịch từ đó có thể kéo khách đến với Công ty. Tùy vào số lượng khách mà ta có chính sách giảm giá thích hợp.
Trong kinh doanh lữ hành quốc tế việc liên doanh với các Công ty du lịch ở trong và ngoài nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự thành bại của Công ty. Vì vậy việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả liên doanh lên kết giữa các quốc gia, quốc tế phải được diễn ra thường xuyên.
3.1.5 Đẩy mạnh chính sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh Công tytrên thị trường và thu hút khách trên thị trường và thu hút khách
Trong những năm vừa qua Công ty đã cố gắng quảng cáo khuyếch trương sản phẩm và dịch vụ của Công ty, tuy nhiên chưa đạt kết quả cao, rất ít khách hàng đến Công ty trừ những khách hàng thường xuyên. Nguyên nhân là khi quảng cáo, Công ty mới chỉ nêu được sự đặc trưng của sản phẩm du lịch mà không nêu lợi ích của khách hàng để họ phân biệt sự khác biệt sản phẩm của Công ty và các Công ty khác.
Vì có quy mô nhỏ, số vốn ít hơn các Công ty khác nên số vốn dùng cho hoạt động quảng cáo cũng ít, tập quảng cáo phải hấp dẫn và đầy đủ yêu cầu các nội dung như:
- Đầy đủ thông tin về giá và các hoạt động khuyến mãi các sản phẩm của Công ty.
- Đảm bảo chính xác, không sai lệch về thông tin sản phẩm. - Đảm bảo mỹ thuật.
- Có sự kết hợp giữa thông tin và quảng cáo.
Thực hiện tốt công tác quảng cáo sẽ làm cho lượng khách của Công ty tăng nhanh và làm tăng doanh thu, lợi nhuận là điều kiện để thúc đẩy thị trường kinh doanh.
Hiện nay Công ty đang sử dụng cả hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp nhưng hiệu quả từ kênh phân phối gián tiếp là chưa cao. Khi thiết lập kênh phân phối gián tiếp cần phải tránh rủi ro vì nếu xẩy ra rủi ro sẽ làm mất uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường.
Ngoài ra Công ty nên đẩy mạnh chính sách phân phối trực tiếp để tối đa hóa lợi nhuận, vì thực tế hiện nay tiếp cận của khách hàng đến Công ty còn ít.
3.2. Các kiến nghị đề xuất
3.2.1. Những kiến nghị và đề xuất với Công ty CP Thương mại và du lịch Sao Hà Nội
Công ty CP Thương mại và du lịch Sao Hà Nội là một công ty đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, để tạo được thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp của mình thì doanh nghiệp cần phải có một số biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp như:
- Cần phải nâng cấp các trang thiết bị trong văn phòng để có thể phục vụ tốt hơn nữa cho công việc.
- Khai thác các thị trường khách quen thuộc và mở rộng hơn nữa các thị trường khách, có thể mở rộng thị trường khách sang các tỉnh lân cận.
- Có thể mở các cơ sở ở một số tỉnh khác nhau để có thể thu hút được nhiều thị trường khách hơn.
- Đào tạo để nâng cấp trình độ cho nhân viên.
- Có một số chính sách khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc trong tháng.
- Cần sáng tạo hơn nữa trong quá trình tạo ra một sản phẩm du lịch, tạo ra những chương trình du lịch phong phú và mới lạ hơn nữa dể thu hút khách hàng.
3.2.2. Những kiến nghị và đề xuất với Khoa
- Là sinh viên của khoa Lịch sử, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa cùng các giảng viên đã tạo điều kiện cho chúng em có được những kì thực tập như thế này để chúng em có nhiều điều kiện trau dồi những kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc trong tương lai sau khi chúng em ra trường.
- Trong thời gian thực tập, chúng em thấy rằng kiến thức mà nhà trường
trang bị là rất cần thiết, tuy nhiên còn thiếu nhiều so với thực tế nghề nghiệp. Do vậy, Khoa cần phải tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế nhiều hơn nữa để sinh viên có được một kiến thức vững hơn.
- Đối với một hướng dẫn viên du lịch thì trình độ ngoại ngữ là rất quan trọng. Khoa cần phải sắp xếp lịch học ngoại ngữ hợp lý, tăng thời lượng và chương trình để sinh viên có điều kiện luyện tập nhiều hơn.
- Khoa nên xây dựng thêm nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp du lịch để có thể gửi sinh viên trong Khoa đến thực tập.
3.2.3. Kiến nghị với ngành du lịch
- Tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh cho các nhà quản trị, nghiệp vụ hướng dẫn cho hướng dẫn viên du lịch.
- Tổng cục du lịch cần có sự chỉ đạo và thành lập bộ máy an ninh bảo vệ khách du lịch, tránh các hiện tượng lừa lọc, gây sự với khách du lịch khi họ đến du lịch với địa phương đặc biệt với du khách nước ngoài.
KẾT LUẬN
Du lịch ngày càng được thừa nhận là ngành kinh tế dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, du lịch sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, miền núi có tiềm năng du lịch, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và khu vực đó.
Qua quá trình thực tập tại Công ty du lịch CP TM&DL Sao Hà Nội thì đã mang lại những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng đối với em, một sinh viên năm cuối chuyên ngành du lịch. Trước xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thì yêu cầu đòi hỏi những cán bộ làm trong ngành du lịch phải có trình độ cao về nghiệp vụ du lịch. Thời gian thực tập cũng đã mang lại
một số lượng kiến thức thực tế vô cùng lớn đối với em và đóng vai trò rất quan trọng trong công việc sau khi ra trường. Qua quá trình thực tập cũng đã mang lại một lượng kiến thức thực tế sâu rộng.
Trong chiến lược phát triển du lịch năm 2011, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch Việt Nam đón khách du lịch quốc tế gấp 3 lần so với nănm 2000 (khoảng 6 triệu lượt khách), và gấp 2 lần số khách nội địa (khoảng 25 triệu lượt khách). Tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp, đưa tổng doanh thu đạt xấp xỉ 6% tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng trên 12% một năm.
Nhìn vào số liệu trên cho thấy tầm quan trọng đối với việc phát triển du lịch nói chung đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Văn Lượng. Làng nghề truyền thống Việt Nam. Nxb VHDT, 2005. 2. Đinh Vân Chi. Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch. Nxb VHTT, 2004.
3. Đổng Minh Ngọc, Vương Lôi Đình. Kinh tế du lịch và du lịch học. Nxb Trẻ, 2001.
4. Nguyễn Cường Hiền. Nghệ thuật hướng dẫn du lịch. Nxb Văn hóa, 1994.
6. Nhiều tác giả. Giao tiếp sự mở đầu cho thành công. Nxb VHTT, 2002. 7. Tổng cục du lịch Việt Nam. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Tài liệu bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch. Lưu hành nội bộ), 1997.
8. Thông tin từ Internet.
9. Trần Nhạn. Du lịch và kinh doanh du lịch. Nxb VHTT, 1995.
10. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang. Marketing du lịch. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001.
PHỤ LỤC
NHẬT KÝ THỰC TẬP (Từ ngày 21/2-18/4/2011) Em thực tập trong 1 nhóm gồm có 4 bạn:
1. Nguyễn Anh Tiến 2. Nguyễn Viết Thành 3. Dương Văn Long 4. Nguyễn Đức Thọ.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Võ Anh Mai.
Tại: Công ty CP Thương mại & Du lịch Sao Hà Nội. Địa chỉ: 10/435 Đội Cấn - Vĩnh Phúc - Ba Đình – Hà Nội.
Thời gian thực tập theo quy định từ 21/2/2011 đến 18/4/2011.
Để thuận tiện cho quá trình thực tập, nhóm lại chia làm 2 tổ nhỏ, mỗi tổ gồm 2 bạn. Tổ của em gồm 2 bạn là em và bạn Nguyễn Anh Tiến. Tổ của em đi làm vào các buổi thứ 2, thứ 3. Tổ còn lại đi vào các buổi thứ 5, thứ 6. Thứ 7 hàng tuần lên công ty để nghe nhận xét và đánh giá chung cho cả nhóm.
Thời gian làm việc cụ thể ở Công ty: • Sáng: 7h30 đến 11h30
• Chiều: 13h30 đến 17h30.
Sau mỗi ngày làm việc, chúng em đều ghi lại những công việc mà mình đã làm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Cụ thể như sau:
Ngày 21/2
Em cùng 3 bạn trong nhóm đến Công ty CP&TM Sao Hà Nội. Tại đây, chúng em đã gặp giám đốc cùng một số anh chị nhân viên trong công ty. Giám đốc đã trực tiếp nói chuyện, trao đổi về thời gian thực tập, đồng thời nêu những quy định và quy tắc trong thời gian thực tập. Để tiện cho quá trình thực tập, chúng em đã chia nhau ra làm 2 tổ nhỏ và thay phiên nhau tới Công ty thực tập.
Ngày 22/2 Ngày đầu tiên đến làm việc ! thời gian buổi sáng từ 7h30 đến 11h30. Công việc buổi sáng của ngày đầu tiên là dọn dẹp văn phòng, tập làm quen với các trang thiết bị như : máy in, máy fax,…
Buổi chiều băt đầu từ 113h30 đến 17h: dưới sự hướng dẫn của các anh chị trong Công ty, chúng em tự tìm hiểu các chương trình, sản phẩm, tài liệu Du lịch của công ty để có
những thông tin cần thiết tư vấn, trả lời cho khách hàng những câu hỏi khi cần thiết.
Ngày 25-26/2 Đi phát tờ rơi, giới thiệu tour mới của công ty với chủ đề: “Du xuân cầu phúc, sung túc cả năm”.
Ngày 5/3 Đi kèm tour Hà Nội – Ninh Bình – Hà Nội (1 ngày)
Ngày 7-8/3
Buổi sáng, đến Công ty sớm hơn thường lệ, dọn dẹp văn phòng, trang trí một số thứ để tổ chức ngày 8/3 cho các chị trong Công ty. Sau khi tổ chức xong, chúng em được giao nhiệm vụ đánh máy và in tài liệu.
Buổi chiều, tự nghiên cứu tài liệu, chương trình. 4h30 đi liên hoan chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 cùng với toàn thể Công ty.
Ngày 12/3 Họp tổng kết đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong tuần vừa qua.
Ngày 14-15/3
Ngày 14: Đi Bắc Giang ký hợp đồng Du lịch cùng với nhân viên Công ty.
Ngày 15: Gặp gỡ và tri ân khách hàng tại Bắc Giang. Ngày18,19,20/3 Đi kèm tuor Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội.
( 3 ngày ) Ngày 21-22/3
Trực văn phòng. Nhận mail, giải đáp những câu hỏi của khách hàng. Học cách quảng cáo qua mạng internet.
Ngày 26/3 Tổng kết đánh giá công việc tuần vừa qua.
Ngày 3/4
Dọn dẹp văn phòng.
Học cách tính giá tour theo mẫu, tự nghiên cứu các chương trình Du lịch và chương trình khuyến mãi trong dịp hè 2011.
Ngày 28-29/3 Đi lấy ý kiến khách hàng về nhu cầu Du lịch trong hè 2011. Ngày 2/4 Họp tổng kết đánh giá về công việc trong tuần vừa qua.
Ngày 4-5/4
Đi gặp gỡ khách hàng nhận chứng minh thư nhân dân, sau đó đi phát tờ rơi quảng cáo về những tour mới khuyến mại trong dịp hè 2011.
Ngày 9/4 Tổng kết đánh giá công việc trong tuần vừa qua. Sau đó, tự nghiên cứu tài liệu.
Ngày 11-12/4 Ngày 11: Trực văn phòng.
Ngày 12: Đi kèm tour Hà Nội- Đền Hùng (1 ngày)
Ngày 16/4 Tổng kết thời gian thực tập. Gặp Giam đốc xin nhận xét về thời gian thực tập vừa qua.
Ngày 17/4 Liên hoan chia tay Công ty.