5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM
3.1.2. Hiệp định TRIPs 1994
Các Vòng Đàm Phán Uruguay 1986-1994 đã mang lại kết quả quan trọng trong q trình thể chế hóa và thống nhất hóa các hoạt động thương mại quốc tế nói chung. Lần đầu tiên các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền 5888 Clark W Lackert and M aren C Perry, “Global protecting well-known and famous marks: a global
perspective”, Building and Enforcing Intellectual Property Value, 2008. 5889 Xem tại:
http://www.wipo.int/treaties/en/ShowResults.jsp?country_id=ALL&start_year=ANY&end_year=ANY&search _what=C&treaty _id=2.
Guy Tritton (editor), Intellectual Property In Europe, (Thomson – Sweet & M axwell Publisher, 2002), trang 196.
sở hữu trí tuệ chính thức được ghi nhận vào trong một văn kiện pháp lý quốc tế có khả năng thực thi cao. Việc thơng qua Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (Hiệp định TRIPs) vào năm 1994 không chỉ là bước thành cơng của các Vịng Đàm Phán Uruguay trong việc cải thiện và hài hòa hệ thống thương mại quốc tế trong phạm vi chương trình đàm phán của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) mà cịn đóng góp đáng kể cho hệ thống pháp luật quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Một trong những đặc điểm cơ bản của Hiệp định TRIPs là nó đã làm cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống thương mại đa phương mà đại diện là Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Hiệp định TRIPs thường được mô tải như là một trong ba “trụ cột” quan trọng của WTO, bên cạnh các Hiệp định điều chỉnh về các hoạt động thương mại liên quan đến hàng hóa (lĩnh vực truyền thống được ghi nhận trong GATT 1947 và tiếp tục được phát triển trong GATT 1994), và các hoạt động thương mại dịch vụ (GATS).
Hiệp định TRIPs gồm bảy phần quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu như là các đối tượng sở hữu công nghiệp.101 Đặc biệt, Điều 15 và 16 của Hiệp định TRIPs có tầm quan trọng to lớn trong việc điều chỉnh những vấn đề liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Trong đó, Điều 15 quy định định nghĩa “nhãn hiệu”) (đoạn 1), cơ sở từ chối liên quan đến thủ tục đăng ký (đoạn 2), các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu trước khi đăng ký (đoạn 3), tính chất của hàng hóa và dịch vụ mà một nhãn hiệu có thể được đăng ký (đoạn 4), và các quy định về thủ tục (đoạn 5). Các vấn đề liên quan việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 16 của Hiệp định TRIPs. Các quy định này về cơ bản là căn cứ theo các quy định của Công Ước Paris, cụ thể là tham chiếu đến quy định tại Điều 6bis. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs đã tiếp thu và phát triển một cách hợp lý các quy định này. Hiệp định TRIPs đã phần nào hoàn thiện quy định tại Điều 6bis Công Ước Paris một cách hiệu quả bằng cách quy định bổ sung một số vấn đề pháp lý quan trọng.
Thứ nhất, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng có thể được áp dụng cho cả hàng hóa và dịch vụ.102 Việc mở rộng này là một trong các quy định quan trọng nhất của Hiệp định TRIPs đối với nội dung của Cơng Ước Paris bởi vì các nhãn hiệu dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại quốc tế và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống thương mại toàn cầu.
Thứ hai, Hiệp định TRIPs cũng ghi nhận tiêu chí cơ bản để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng, theo đó Hiệp định TRIPs u cầu các quốc
Hiệp định TRIPs 1994 – Phần II – M ục 2 – Các điều từ 15 đến 21. Hiệp định TRIPs 1994 – Phần II – M ục 2 – Điều 16 – Đoạn 1.
gia thành viên phải xem xét đến yếu tố về sự nhận biết của công chúng đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực liên quan, bao gồm sự nhận biết của công chúng thuộc quốc gia thành viên có liên quan mà sự nhận biết đó có được do hệ quả của việc quảng bá nhãn hiệu.103
Thứ ba, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng có thể được áp dụng đối với nhãn hiệu kể cả trường hợp nhãn hiệu sử dụng cho các nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ khơng giống hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu được đăng ký.104 Theo đó, thẩm quyền của các Quốc Gia Thành Viên phải từ chối hoặc hủy bỏ đơn hoặc đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nếu việc đăng ký đó có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng ngay cả trường hợp khơng có bất kỳ điểm giống hoặc tương tự giữa hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Chẳng hạn, việc đăng ký nhãn hiệu “SONY” gắn với quần áo, nhãn hiệu “FORD” gắn với xe đạp, hoặc nhãn hiệu “COCA-COLA” đối với hàng hóa và dịch vụ khác với nước giải khác, sẽ bị từ chối hoặc hủy bỏ bởi cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia.
Ngoài ra, trong lĩnh vực thực thi quyền nhãn hiệu, từ Điều 41 đến Điều 61 Hiệp định TRIPs về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo Điều 16(3) Hiệp định TRIPs.105
Do vậy, Hiệp định TRIPs có thể được xem là bước quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy mơ tồn cầu. Việc mở rộng bảo hộ theo Công Ước Paris đến tất cả các quốc gia WTO cũng rất quan trọng.106 Do đó, mặt dù ngay cả Hiệp định TRIPs không đương nhiên được thực thi một cách trực tiếp ở các quốc gia thành viên, nhưng tư cách thành viên trong WTO buộc các quốc gia phải tuân thủ Hiệp định TRIPs và bằng cách đó Hiệp định TRIPs đã mở rộng đáng kể việc tuân thủ Công Ước Paris đến tất cả các thành viên WTO. Lưu ý rằng Hiệp định TRIPs chỉ quy định các tiêu chuẩn tối thiếu đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Hiệp định TRIPs là một thiết chế pháp lý cung cấp sự bảo hộ cơ bản tối thiểu đối với nhãn hiệu nổi tiếng và thành viên WTO không bị ràng buộc trong việc tự mở rộng phạm vi bảo hộ107 phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của quốc gia mình.
Hiệp định TRIPs 1994 – Phần II – M ục 2 – Điều 16 – Đoạn 2. Hiệp định TRIPs 1994 – Phần II – M ục 2 – Điều 16 – Đoạn 3.
Frederick M ostert, “Famous and Well-known M arks – An international Analysis”, (Butterworths 1997), trang 409
Xem Điều 2 – Hiệp định TRIPs 1994.
Clark W Lackert and M aren C Perry, “Global protecting well-known and famous marks: a global perspective”, Building and Enforcing Intellectual Property Value, 2008.