Ứng dụng của tinh bột

Một phần của tài liệu Tính năng công nghệ và ứng dụng của tinh bột (Trang 26 - 30)

Trong công nghiệp thực phẩm:

Là nguyên liệu chính trong rất nhiều các sản phẩm và là phụ gia trong công nghệ chế biến bánh kẹo, đồ hộp, đồ uống, nước giải khát,…

Chất độn:

Làm tăng hàm lượng chất rắn trong các loại súp đóng hộp, kem, chất bảo quản hoa quả, dược phẩm.

Chất gắn kết:

Gắn kết các sản phẩm và ngăn ngừa sự khô trong quá trình nấu như các loại nước sốt và bảo quản thịt, …….

Chất ổn định:

Sử dụng tính giữ nước cao của tinh bột như dùng trong các loại kem, các loại bột làm bánh,…

Trong các ngành công nghiệp khác:

Ngành dệt:

Hồ sợi chỉ dọc để làm hạn chế đứt chỉ và chẻ sợi chỉ trên khung cửi (tinh bột biến tính thích hợp hơn cho ứng dụng này).

Dùng trong in nhuộm trên vải sợi: làm quánh thuốc nhuộm, tác dụng như là chất mang màu.Hồ vải thành phẩm để cải thiện độ cứng và khối lượng vải.

Chất làm đặc:

Sử dụng đặc tính tạo sệt, dùng trong súp, thực phẩm trẻ em, các loại nước sốt, nước chấm, …..

Ngành giấy:

Tăng độ bền, chịu gấp, chống thấm cho giấy ….. Cải thiện ngoại quan của giấy và độ bền.

Dùng cho các loại giấy tạo sóng, giấy cán tấm và thùng giấy các tông

Dùng như chất kết dính trong các ngành công nghiệp:

Tấm trần thạch cao

Thực phẩm chăn nuôi (thức ăn nuôi tôm cá và các động vật nuôi)

Bao bì nhựa có thể phân huỷ.

Công nghiệp lốp xe.

Công nghiệp gỗ dán.

Chất tẩy rửa.

2. Tinh bột biến tính.

Trong ngành công nghệ thực phẩm:

• Trong công nghiệp sản xuất bánh qui, thường bỏ sung tinh bột vào quá trình nhào bột để có độ dòn, xốp thích hợp. Trong quá trình nướng sẽ tạo trên bề mặt sản phẩm chất dextrin làm cho sản phẩm bóng đẹp. Xu hướng ứng dụng tinh bột huỳnh tinh có triển vọng lớn vì rẻ và có độ dòn, xốp cao.

• Dextrin được ứng dụng làm chất kết dính trong độ ngọt, chất thay thế chất béo.

• Tinh bột ether được sử dụng như chất tạo độ đặc trong các loại thực phẩm lạnh đông và các sản phẩm đồ hộp cần tiệt trùng.

• Tinh bột ester được sử dụng rộng rãi làm chất tạo độ đặc và độ ổn định trong các loại nước sốt, bột xốp, magarine, thực phẩm đông lạnh và các loại đồ hộp tiệt trùng nhiệt. Ngoài ra nó còn được dùng để làm lớp phủ bảo vệ trái cây sấy, giữ mùi hay tạo viên nang mềm.

• Tinh bột liên kết ngang được dùng trong việc sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em, làm nhân quả trong bánh.

• Tinh bột oxy hóa được sử dụng trong công nghệ sản xuất bánh phồng tôm.

• Các loại đường ngọt được tạo ra trong quá trình biến tính tinh bột bằng enzyme được ứng dụng nhiều trong sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, kem, thức ăn trẻ em, trái cây đóng hộp,…

• Sử dụng cyclodextrin để sản xuất dầu ăn, chất thơm, chất màu, vitamin…b- cyclodextrin được dùng để loại cholesterol trong chất béo của sữa, cũng như để vận tải các chất thơm.

• Tinh bột hồ hóa trước dùng để bảo bệ chất béo khỏi bị oxy hóa trong súp khô, giữ ẩm trong sản phẩm thịt, trong sản xuất kem và mì ăn liền.

Trong các ngành công nghiệp khác :

• Các cyclodextrin làm tăng năng suất của ngũ cốc. Ở những hạt giống được xử lí bằng β-cyclodextrin sự nảy mầm chậm lại vài ngày nhưng năng suất thu được cao hơn 20-40% so với mẫu đối chứng.

• Tinh bột liên kết ngang còn được sử dụng trong sản xuất gang tay phẫu thuật và một số ngàng công nghiệp khác.

• Tinh bột biến tính bằng acid được dùng làm màng film bảo vệ, và ứng dụng trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy.

• Dextrin ngoài ứng dụng trong thực phẩm còn dùng trong công nghiệp sản xuất keo dán, công nghiệp dệt, nhuộm,…

Nguyên liệu Khối lượng Nguyên liệu Khối lượng Bột mỳ 900 Tinh bột biến hình 100 Đường 450 Bơ 250 Sữa 150 Trứng 180 (3 quả) Muối 4 NaHCO3 4 NH4HCO3 8 Đường chuyển hóa 10

 Hoàng Kim Anh, Hóa học thực phẩm, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2007.

 Lê Ngọc Tú chủ biên ( 2003 ), , Hóa học thực phẩm, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

 Lê Ngọc Tú chủ biên ( 2002 ), , Hóa sinh công nghiệp, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

 Website

• www.tailieu.vn

• www.Google.com

Một phần của tài liệu Tính năng công nghệ và ứng dụng của tinh bột (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w