2.1. Bảo quản
Mẫu xương hoàn thành tuy đã khô sạch, nhưng chưa thể sạch hết toàn bô các chất hữu cơ bám trên xương, hay còn có những màng liên kết mỏng hoặc những dây chằng nối kết xương, do đó khi bị ẩm sẽ có nấm mốc hoại sinh phát triển làm ẩm xương, vì vậy điều quan trọng là phải giữ xương trong điều kiện khô, để nơi thật khô ráo. Khi thời tiết ẩm, phải có chất hút ẩm.
Xương bị bụi bám bẩn rất khó lau sạch nên cất giữ trong hộp kính kín hoặc trong trong hộp bằng bìa cứng có vôi cục hút ẩm. Thỉnh thoảng phải đem phơi nắng. Nếu xương bị mốc thì dùng bông hoặc khăn lau sạch tẩm ét – xăng để lau rồi đem phơi.
2.2. Trưng bày
Đo kích thước mẫu bộ xương: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Cắt hộp kính với kích thước cho phù hợp mẫu đã đo.
Đặt mẫu vật vào hộp kính bên trong có chất chống ẩm.
Mẫu vật được trưng bày tại phòng thực hành Bộ môn Động vật – Sinh thái, khoa Sinh – Hóa, trường Đại học Tây Bắc.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Trong quá trình thực hiện khóa luận chúng tôi đã lựa chọn được 11 mẫu thuộc 3 loài Thú, trong đó đã lắp ghép được 4 mẫu bộ xương: 2 mẫu bộ xương Chuột nhà; 1 mẫu bộ xương Thỏ nhà; 1 mẫu bộ xương Mèo nhà.
- Chúng tôi đã mô tả được đặc điểm hình thái ngoài và đặc điểm bộ xương của 3 loài Thú: Chuột nhà, Thỏ nhà, Mèo nhà.
- Xây dựng hoàn thiện được quy trình làm mẫu bộ xương thú gồm 7 bước cơ bản: làm chết mẫu; loại bỏ da, gỡ thịt và tách rời xương, làm sạch tủy xương; tẩy phần thịt, mỡ còn lại và làm trắng xương; phơi khô xương và dựng bộ xương.
- Chúng tôi đã đưa ra phương pháp bảo quản và trưng bày mẫu bộ xương thú.
2. Kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu khóa luận xây dựng mẫu bộ xương thuộc lớp Thú, tôi có một số đề nghị sau:
- Cần tìm hiểu thêm về các đặc điểm Sinh thái, Sinh học và giá trị sử dụng của đối tượng nghiên cứu.
- Cần tiếp tục xây dựng bộ xương của các loài Thú thuộc các bộ khác nhau để đánh giá, mô tả đầy đủ bộ xương của lớp Thú. Thấy được sự tiến hóa thích nghi với môi trường sống của các loài thuộc lớp Thú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Châu, 2007. Nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật. Nxb Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Cường (2008). Sắp xếp và trưng bày mẫu động vật có xương sống phòng thực hành Động vật – Sinh thái phục vụ hoạt động và nghiên cứu khoa học. Đề tài.
3.Nguyễn Đức Dũng, Bùi Đức Hà, Bùi Văn Xướng (2008). Bước đầu làm quen với công tác sưu tầm và định loại họ chuột (Muridae) ở xã Chiềng Ngần, thị xã Sơn La. Đề tài.
4. Vũ Cao Đàm, 2002. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật.
5. Trần Gia Huấn, Trần Kiên, 1979. Động vật có xương sống. Nxb Giáo dục.
6. Lê Vũ Khôi, 2007. Động vật học có xương sống. Nxb Giáo Dục.
7. Trần Kiên, Nguyễn Thái Tự, 1992. Động vật có xương sống (sách dùng cho các trường Đại học Sư Phạm). Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
8. Trần Kiên (Cb), Trần Hồng Việt, 2002. Giáo trình động vật học có xương
sống. Nxb Đại Học Sư phạm Hà Nội.
9. Ernst Maya, 1974. Những nguyên tắc phân loại động vật. Nxb Khoa học kỹ thuật.
10. Lưu Xuân Mới, 2003. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Đại Học Sư phạm Hà Nội.
11. Trần Đình Nghĩa và cs. Sổ tay thực tập thiên nhiên. Nxb ĐHQG Hà Nội.
12. Phạm Viết Vượng, 2001. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb ĐHQG Hà Nội.
13. Đinh Thanh Viên, Phạm Thị Nga, Phạm Thị Thương, 2012. Xây dựng một số mẫu bộ xương thuộc lớp chim trưng bày, phục vụ giảng dạy và học tập tại Khoa Sinh – Hóa, trường đại học Tây Bắc. Đề tài NCKH cấp trường, Đại học Tây Bắc.
14. Trần Hồng Việt (Cb), Nguyễn Hữu Dực, Lê Nguyên Ngật, 2004. Thực hànhđộng vật có xương sống. Nxb Đại Học Sư Phạm.
15. Vụ thiết bị trường học, 1968. Tự làm đồ dùng dạy học sinh vật. Nxb Giáo Dục.
16. WWF, 2003. Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Nxb Giao thông vận tải.
PHỤ LỤC ẢNH
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MẪU BỘ XƯƠNG THÚ
Bước 1: Làm chết mẫu
Bước 2. Loại bỏ da Bước 3: Gỡ thịt và tách rời xương
Bước 4,5,6 Làm sạch tủy xương Bước 7. Dựng bộ xương Tẩy phần thịt, mỡ còn lại
MẪU BỘ XƯƠNG TRƯNG BÀY
Hình A: Bộ xương Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus)
Hình B: Bộ xương Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus)