Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch cho người dân tại Xã Vĩnh Lộc – Huyện

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã vĩnh lộc – huyện can lộc - tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 48)

tại Xã Vĩnh Lộc – Huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Tham gia của cộng đồng

Sự tham gia cảu cộng đồng chính là điều kiện đầu tiên để thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn một cách hiệu quả và lâu dài. Cộng đồng phải phát huy quyền làm chủ và được hiểu rõ về việc cải thiện điều kiện vệ sinh nước sạch, cũng như công tác bảo trì các công trình là trách nhiệm thuộc về cộng đồng.

Người dân sẽ tự quyết định trong việc lựa chọn nguồn nước sinh hoạt, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Cơ quan quản lý tỉnh cụ thể là Trung tâm NS&VSMT nông thôn Hà Tĩnh, cơ quan quản lý cấp huyện cùng chính quyền địa phương và người dân phối hợp phân công có trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sữa chữa, bảo đảm an ninh và tự quản các công trình cấp nước tập trung.

Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các hộ gai đình có thu nhập thấp để góp phần giảm bớt phần đóng góp của họ, hỗ trọ vay vốn tín dụng, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của trạm cấp nước.

3.2.2. Giáo dục và truyền thông

Các hoạt động thông tin – giáo dục – tuyên truyền có tầm quan trọng lớn lao đối với thành công của mọi chiến lược phát triển, thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm mục đích sau

−Khuyến khích nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch

−Phát huy nội lực, nâng cao sự tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng các công trình công cộng

−Nâng cao hiểu biết cảu người dân về tầm quan trọng và mối liên hệ giữa nước sạch và sức khỏe.

−Cung cấp các thông tin cần thiết để người dân sử dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

Các hoạt động thông tin – giáo dục – truyền thông trực tiếp đóng vai trò quan trọng, bao gồm việc mở rộng hệ thống tuyên truyền viên cấp nước sạch do hội phụ nữ thiết lập, hợp tác chặt chẽ với mạng lưới y tế cơ sở, UBND xã, những lãnh đạo các cộng đồng và các đoàn thể quần chúng. Tăng cường giáo dục sức khỏe nhà trường cũng là một hoạt động chiến lược nhằm thay đổi hành vi của thế hệ trẻ và được phối hợp chặt chẽ với việc xây dựng các công trình cấp nước trường học và các cơ sở cộng đồng.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thật sự là mối quan tâm hàng đầu của cả nước nói chung cũng như ngườ dân trên địa bàn xã Vĩnh Lộc nói riêng.

Là địa bàn có tỷ lệ dân cư với hoạt động sản xuất là chủ yếu, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn nên việc tiếp cận với nước sạch còn nhiều hạn chế.

Chất lượng nước do nhà máy nước sạch trên địa bàn cung cấp nhìn chung là đạt tiêu chuẩn quy định của BYT, tuy nhiên trong qua s trình sử dụng nước còn bị đục, thỉnh thoảng có mùi clo. Ngược lại các nguồn nước khác như nước mưa, nước giếng đào hay ao hồ.. phần lớn đều không đạt yêu cầu, thường nhiễm hàm lượng sát lớn, có độ đục cao làm nước đục, có chỉ số colifrom .Coli vượt quá tiêu chuẩn.

Tỷ lên người dân tiếp cận với nước sạch khác cao tuy nhiên vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân ít quan tâm tới vấn đề sử dụng nước sạch. Một trong những nguyên nhân đó là do ý thức và quen sử dụng, tiếp đến là chi phí sử dụng tốn kém. Người dân chủ quan trong việc sử dụng và tiếp cận nguồn nước không an toàn, không hợp vệ sinh, đây là một trong các nhân tố làm phát sinh và lây lan các dịch bệnh. Chính và vậy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, tìm kiếm các giải pháp đơn giản, hiệu quả,dễ thực hiện để cải thiệnvà bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cảu người dân là rất cần thiết và cần có sự giúp sức, quan tâm của cộng đồng.

Việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo các công trình công cộng cần được triển khai, bảo dưỡng và quản lý của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, sự góp sức của người dân.

2. Kiến nghị

a. Đối với cơ quan quản lý

−Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển các hoạt động cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe

cho người dân.

−Đào tạo phát triển nhân lực.

−Nghiên cứu và phát triển công nghệ, vật tư và thiết bị lĩnh vực cấp nước.

−Tăng cường giáo dục truyền thông về nước sạch. Người dân cần được học tập về luật BVMT và quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên nước và một số văn bản liên quan.

−Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch −Đẩy mạnh mô hình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường thích hợp

b. Chính quyền UBND xã Vĩnh Lộc

−UBND xã phải có trường trình đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ theo đúng quy hoạch, tránh chồng chéo trong quy hoạch phát triển giữa các công trình điện, nước, bưu chính viễn thông.

− Có chế tài xửu phạt nghiêm minh đối với việc sử dụng nước trái phép, sử dụng trộm.

−Tạo điều điện cho hợp tác xã NS VSMT phát triển, tăng nguồn thu để xây dựng, tu bổ, và bảo vệ các cồn trình cấp nước trên địa bàn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Kinh tế – Xã hội – quốc phòng, an ninh xã Vĩnh Lộc – Huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 – 2014;

2. Báo cáo quy hoạch phát triển Nông thôn mới năm 2013 của xã Vĩnh Lộc; 3. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 4. Công ước Stockholm về chất hữu cơ khó phân hủy;

5. Báo cáo “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước” Sv trường ĐH Nông lâm Tp.HCM;

6. Đề tài Thực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống cộng đồng dân cư ở Làng ĐHQG Tp.HCM; 7. http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-danh-gia-hien-trang-su-dung-nuoc-cap-sinh- hoat-va-de-xuat-cai-thien-cac-giai-phap-cap-nuoc-cho-nguoi-dan-huyen-50056/; 8. http://luanvan.net.vn/luan-van/xu-ly-nuoc-cap-cho-khu-dan-cu-5000-dan-su- dung-tu-nguon-nuoc-mat-45172/; 9. http://www.doctorwho.vn/news/214-du-an-nuoc-sach-adb-den-voi-dan-ngheo- ha-tinh; 10. http://www.moitruongphongviet.com/dich-vu/thiet-ke-thi-cong/so-do-cong- nghe-xu-ly-nuoc-cap.html.

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA PHIẾU ĐIỀU TRA

“Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vĩnh Lộc – huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh”

Thời gian điều tra: Mẫu số:

Họ tên người điều tra : Phạm Thị Thanh Bình.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên chủ hộ:………

2. Địa chỉ:……….

3. Giới tính: Nam Nữ 4. Nghề nghiệp:………

5. Trình độ học vấn:………..

6. Số thành viên trong gia đình:………

7. Thu nhập Trung bình của gia đình:……….

II.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT 8. Ông/ Bà vui lòng cho biết gia đình ông/ bà có sử dụng nước sinh hoạt từ các nhà máy cấp nước của địa phương ( nước máy). Có Không. (Nếu Có chuyển sang trả lời câu 9 - 19, còn Không thì bỏ qua đến câu 20) 9. Thiết bị chứa đựng nước của ông/ bà là gì?Thể tích có thể chứa đựng là bao nhiêu? ………..

10. Chi phí mà gia đình bỏ ra ban đầu để được sử dụng nước là bao nhiêu. 10.1. Chi phí lắp đặt đường ống/ thiết bị chứa………..

10.2. Chi phí đào lấp/ công lao động……….

11. Lượng sử dụng nước máy hàng tháng là bao nhiêu (theo đồng hồ đo): ……... m3/ tháng.

12. Chi phí gia đình phải trả cho mức sử dụng nước hàng tháng là bao nhiêu: ………... /đồng.

13. Ông/ bà đánh giá chất lượng nước thế nào?

Tốt Trung Bình Chưa tốt

( Tốt: Nước trong, không màu, không mùi, không vị, sử dụng được Trung bình: Nước thỉnh thoảng có mùi

Chưa tốt: Nước có mùi,có màu, không sử dụng được)

14. Mức độ hài lòng về nước máy mà gia đình Ông /bà sử dụng hiện nay? Rất hài lòng Hài lòng Ít hài lòng Không có ý kiến 15. Mục đích sử dụng nước máy của gia đình?

Tắm giặt Ăn uống

Rửa chén bát Kinh doanh Khác (ghi rõ)……. 16. Đánh giá chung về dịch vụ cấp nước của địa phương?

Hài lòng Bình thường Không hài lòng.

17. Ngoài nước máy gia đình ông/ bà có sử dụng thêm nguồn nước nào khác?

Nước giếng Nước mưa Nước ao, hồ Khác

18. Mục đích gia đình sử dụng nguồn nước này là gì? Dùng để ăn uống Dùng để tắm giặt Dùng để rửa chén bát Khác…….

19. Ý kiến của ông bà về dịch vụ cấp nước hiện nay ……… (việc thu phí hay khi cấp có vấn đề gì không).

20. Nguồn nước mà gia đình Ông/ bà hiện đang sử dụng?

Ao hồ Giếng đào

Nước mưa Khác (ghi rõ)…….

21. Thiết bị gia đình dùng để chứa đựng nước. Bể chứa (bê tông) Thùng nhựa

Bình Inox Khác (ghi rõ)……….

22. Mục đích sử dụng là gì?

Ăn uống Tắm giặt

23. Ông/ bà cho biết chất lượng nước từ nguồn đó?

Tốt Trung bình Kém Không ý kiến

24. Lí do không sử dụng nước máy từ các công trình cấp nước tại địa phương? Thói quen sử dụng nguồn nước hiện tại

Do Chi phí sử dụng nước.

Do Chất lượng nước từ nhà máy

Do vị trí nhà ở quá xa so với đường ống dẫn nước của nhà máy. Khác ( Ghi rõ) ………

25. Gia đình Ông/ Bà có nhu cầu sử dụng nước sạch từ nhà máy cấp nước trên địa bàn không? ... lí do?

26. Ý kiến của ông bà về việc sử dụng nước của gia đình mình hiện nay: ………..

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã vĩnh lộc – huyện can lộc - tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w