Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dệt may huế (Trang 32 - 47)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 997,395,755,578 1,156,945,787,408 1,342,856,950,906 159,550,031,830 16.00 185,911,163,498 16.07 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (745,192,945,180) (960,762,664,738) (938,662,828,496) (215,569,719,558) 28.93 22,099,836,242 (2.30) 3. Tiền chi trả cho người lao động (122,791,622,966) (138,873,229,898) (203,917,678,303) (16,081,606,932) 13.10 (65,044,448,405) 46.84

4. Tiền chi trả lãi vay (26,238,901,021) (20,876,779,755) (18,887,908,703) 5,362,121,266 (20.44) 1,988,871,052 (9.53)

5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (6,333,638,853) (3,802,185,928) (9,439,813,680) 2,531,452,925 (39.97) (5,637,627,752) 148.27 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 24,348,042,887 52,663,172,672 51,450,281,558 28,315,129,785 116.29 (1,212,891,114) (2.30) 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (48,918,014,255) (25,387,995,973) (5,557,835,012) 23,530,018,282 (48.10) (30,169,839,039) 118.84

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 72,268,676,190 59,906,103,788 167,841,168,270 (12,362,572,402) (17.11) 107,935,064,482 180.17 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (30,899,526,435) (37,916,224,431) (92,902,146,903) (7,016,697,996) 22.71 (54,985,922,472) 145.02 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 235,000,000 833,251,248 601,947,998 598,251,248 254.57 (231,303,250) (27.76) 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (1,000,000,000) (3,000,000,000) (6,000,000,000) (2,000,000,000) 200.00 (3,000,000,000) 100.00

6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - -

7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 1,240,789,474 849,500,000 1,268,342,105 (391,289,474) (31.54) 418,842,105 49.30

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (30,423,736,961) (39,233,473,183) (97,031,856,800) (8,809,736,222) 28.96 (57,798,383,617) 147.32

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - -

3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 725,544,681,045 881,780,688,592 984,927,195,045 156,236,007,547 21.53 103,146,506,453 11.70 4.Tiền chi trả nợ gốc vay (762,591,083,149) (898,248,783,971) -1,027,440,337,484 (135,657,700,822) 17.79 (129,191,553,513) 14.38 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (3,900,000,000) (5,100,000,000) -9,999,114,000 (1,200,000,000) 30.77 (4,899,114,000) 96.06

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (40,946,402,104) (21,568,095,379) -52,512,256,439 19,378,306,725 (47.33) (30,944,161,060) 143.47 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 898,537,125 (895,464,774) 18,297,082,031 (1,794,001,899) (199.66) 19,192,546,805 (2,143.31) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 7,748,624,492 8,382,682,552 7,628,772,818 634,058,060 8.18 (753,909,734) (8.99) Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (264,479,065) 141,555,040 -153,931,441 406,034,105 (153.52) (295,486,481) (208.74)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Giảm ở năm 2012 nhưng tăng ở năm 2013

Dựa vào bảng phân tích ta thấy: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 159,550,031,830 đồng, tương ứng tăng 16% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng 185,911,163,498 đồng tương ứng tăng 16.07% so với năm 2011.

Năm 2012 thì tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh tăng 28,315,129,785 đồng tương ứng tăng 116.29% so với năm 2011, nhưng năm 2013 lại giảm 1,212,891,114 đồng tương ứng mức giảm 2.3%

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa tăng ở năm 2012 với lượng tăng 215,569,719,558 đồng tương ứng tăng 28.93% so với năm 2011 nhưng 2013 lại giảm 22,099,836,242 đồng tương ứng 2.3%

Tiền chi trả cho người lao động cũng tăng lên qua 3 năm, năm 2012 tăng 16,081,606,932 đồng tương ứng tăng 13.10% so với năm 2011 năm 2013 tiếp tục tăng 65,044,448,405 đồng tương ứng với mức tăng là 46.84%

Tiền chi trả lãi giảm qua các năm năm 2012 giảm 5,362,121,266 đồng tương ứng với tốc độ giảm 20,44% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1,988,871,052 đồng tương ứng 9.53%

Tiền chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp giảm năm 2012 nhưng tăng mạnh vào 2013 với mức tăng là 5,637,627,752 đồng tương ứng 148.27%. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh giảm vào năm 2011 và tăng vào năm 2012, năm 2011 giảm 22,831,235,441 đồng tương ứng giảm 87.52% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 23,530,018,282 đồng, tương ứng tăng 48.10%.

Như vậy qua phân tích trên ta thấy do tốc độ tăng của dòng tiền thu vào nhanh hơn tốc độ tăng của dòng tiền đi ra nên lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 tăng so với năm 2013.

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư đều âm qua 3 năm, bnăm 2012 lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư giảm 8,809,736,222 đồng, tương ứng giảm 28.96% so với năm 2011, năm 2013 giảm 57,798,383,617 đồng. Nguyên nhân của việc biến động đó là:

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác tăng . Năm 2012 tăng 7,016,697,996 đồng tương ứng tăng 28.96% so với năm 2011, nguyên nhân do năm 2012 Công ty đã đầu tư xây dựng hoàn thiện Nhà máy May III (đưa vào hoạt động tháng 10/2012), và Đầu tư xây dựng nhà xe, nhà ăn ca hai tầng cho công nhân.

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác tăng vào năm 2012, với mức tăng lên 598,251,248 đồng tương ứng với tốc độ tăng 254.57% so với năm 2011, trong năm 2012 công ty đã đầu tư mua sắm TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, cho nên hoạt động thanh lý và nhượng bán tăng. Còn năm 2013 lại giảm 231,303,250 đồng tương ứng 27.76%.

Qua đây ta thấy công ty đang tập trung vào mua sắm, đầu tư TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính qua 3 năm đều âm và giảm mạnh vào năm 2013 với mức giảm 30,944,161,060 đồng tương ứng 143.47%. Nguyên nhân:

Mặc dù qua 3 năm công ty đã tăng Tiền vay ngắn hạn, dài hạn để bù đắp vào các khoản chi trả nợ gốc vay và trả cổ tức nhưng tốc độ tăng của các khoản vay không bù đắp được hết khoản chi trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức.

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ năm 2012 giảm 753,909,734 đồng tương ứng với tốc độ giảm 8.99% so với năm 2011, nhưng tới 2013 tăng mạnh 18,143,150,590 đồng tăng 237.83%

Như vậy qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty thì công ty đang làm ăn phát triển, dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh lớn. Công ty đã thu tiền và đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư và tài chính với mục tiêu là mở rộng quy mô và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp

2.2.4. Phân tích Dupont

ROI: Sức sinh lời trên vốn đầu tư

Bảng 2.11: Biến động ROI

Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương

1. Doanh thu thuần 1,170,995,100,323 1,306,653,324,628 135,658,224,305 11.6 2. Nguồn vốn bình quân 387,998,835,432 470,643,744,965 82,644,909,534 21.3 3. Lợi nhuận sau thuế 32,682,978,338 30,880,177,070 (1,802,801,268) (5.5) 4.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu [(3)/(1)] 0.03 0.024 (0.004) (15.3) 5. Vòng quay toàn bộ vốn[(1)/(2)] 3.02 2.78 (0.24) (8.0) 6. Sức sinh lời trên vốn đầu tư

(ROI) [(3)/(2)] 0.084 0.07 (0.02) (22.1)

Sức sinh lời trên vốn đầu tư của công ty giảm qua 2 năm, năm 2013 giảm 0.02 lần tức 22.1% là do tỷ suất sinh lợi nhuận trên vốn đầu tư giảm 0.004 lần, và vòng quay toàn bộ vốn giảm 0.24 lần. Như vậy để làm tăng sức sinh lời trên vốn đầu tư ta cần:

- Tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Tăng doanh thu, giảm chi phí - Tăng vòng quay toàn bộ vốn :giảm đầu tư

ROE: Sức sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.12: Biến động ROA

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối %

1.Doanh thu thuần Đồng 1,170,995,100,323 1,306,653,324,628 135,658,224,305 11.58 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 32,682,978,338 30,880,177,070 -1,802,801,268 (5.52) 3. Tổng tài sản bình quân Đồng 387,998,835,432 470,643,744,965 82,644,909,534 21.30 4. Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 74,986,111,469 98,053,985,960.00 23,067,874,491 30.76 5. Thừa số đòn bẩy nợ (FLM)

[(3)/(4)] Lần 5.17 4.80 (0.4) (7.24)

6.Lợi nhuận ròng biên

(ROS) (6=2/1) % 3 2 (1) (15.33)

7.Hệ số vòng quay tài sản

TAT (7= 1/3) vòng 3.0 2.8 (0.2) (8.01)

8. Tỷ suất sinh lời trên VCSH

(ROE)[(2)/(4)] % 43.59% 31.49% (0.1) (27.74)

- Ảnh hưởng của thừa số đòn bẩy nợ FLM đến ROE (FLM = 1+ nợ phải

trả/vốn chủ sở hữu bình quân.)

Năm 2013 thừa số đòn bẩy nợ giảm 0.4 lần, làm cho ROE giảm đến 7.24%, như

vậy ta thấy ROE bị ảnh hưởng mạnh từ thừa số đòn bẩy nợ, nghĩa là nếu công ty vay nợ càng nhiều thì ROE càng cao, do đó trong trường hợp này ROE cao nguy cơ rủi ro càng cao, tuy là thừa số đòn bẩy nợ của công ty giảm, nhưng nó vẫn đang ở mức cao, tức là tài sản của công ty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn vay. Ta có thể xét công thức sau :

FLM = 1+ nợ phải trả / vốn chủ sở hữu bình quân. Tuy nhiên hệ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu của công ty tương đối cao điều này làm cho ROE sẽ cao. Nhưng Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ. Vì vậy mà ROE cao thì tiềm ẩn rủi ro cao.

- Ảnh hưởng của hệ số quay vòng tài sản TAT đến ROE:

Năm 2013 TAT giảm 0.2 vòng làm cho ROE giảm 27.74% , tức là để tăng ROE có thể tác động làm tăng TAT, nếu như chúng ta tác động đến TAT để nhằm tăng ROE điều này phản ánh được hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, tuy nhiên để tác động đến TAT thì công ty cần có các chính sách nhằm làm cho tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

- Ảnh hưởng của lợi nhuận ròng biên ROS đến ROE:

Năm 2013 ROS tăng 1% làm cho ROE giảm đến 15.33%. Điều này chứng tỏ rằng ROS tác động mạnh đến ROE.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

3.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty

3.1.1. Những mặt đã đạt được

Qua thời gian hoạt động Công ty ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước, quốc tế, thị trường ngày càng mở rộng.

Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Công ty thông qua hệ thống Báo cáo tài chính năm 2013 và 2013 cho chúng ta một số đánh giá về tình hình tài chính của Công ty:

- Trong những năm gần đây doanh thu thuần của Công ty luôn tăng, là một biểu hiện cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng tốt.

- Tình hình thanh toán của Công ty là tốt, Công ty hoàn toàn có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn.

- Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty ngày càng được nâng cao.

- Suất hao phí của vốn giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của Công ty là tương đối tốt.

- Cơ cấu tài sản của Công ty là tương đối hợp lý, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, như vậy khả năng thanh toán nhanh của Công ty càng được đáp ứng.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty tăng chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.

được thương hiệu của mình trên thị trường ngành dệt may trong nước cũng trên thế giới.

3.1.2 . Bên cạnh đó thì công ty cũng có những mặt hạn chế

- Cơ cấu tài sản của Công ty là chưa hợp lý, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng ít, và có xu hướng giảm xuống trong tài sản ngắn hạn (chiếm 3,82% năm 2011 và 2,58% năm 2010) dẫn đến có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của công ty, do dự trữ ít nên khả năng thanh toán tức thời của Công ty đối với các khoản nợ đến hạn chưa được đáp ứng.

- Do công ty dự trữ hàng tồn kho khá nhiều nên sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề

như khả năng thanh toán nhanh thấp, hàng dự trữ nhiều dẫn đến các chi phí dự trữ, bảo quản cao, gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng tài sản hàng tồn kho.

- Do công ty có hệ số nợ cao chứng tỏ khả năng tài trợ của công ty chưa thực sự tốt, công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.

- các khoản phải thu có chiều hướng chậm lại thể hiện khả năng quản lý nợ phải thu chưa hiệu quả, công ty đang bị chiếm dụng vốn.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty

Thông qua việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, ta thấy được cách nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Dệt May Huế và em xin trinh bày một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Của Công ty như sau:

•Về lĩnh vực Sợi: Xác định cơ cấu mặt hàng hợp lý, tiếp tục cải tiến công tác kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, phát triển khách hàng mới. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu sợi đạt hơn 50% trên tổng sản lượng sợi sản xuất.

•Về lĩnh vực Dệt nhuộm: Tiếp tục chương trình pebble 100% PE đảm bảo nguồn n gu y ê n l i ệ u phục vụ cho hàng FOB may. Đầu tư có tính bứt phá sản xuất vải dệt kim.

•Về lĩnh vực May: Phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu đảm bảo đơn hàng cho nhà máy May. Tích cực tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng và giữ vững khách hàng truyền thống . Nhà máy May cải tiến công tác quản lý, tiền lương, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

•Trên cơ sở kết quả khảo sát nguồn nhân lực, triển khai đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời gian theo yêu cầu của Tập đoàn để phát triển ngành Dệt May miền Trung và đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt của Công ty. Sắp xếp bố trí lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đúng người đúng việc.

• Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, duy trì công tác trách nhiệm xã hội của Công ty đối với người lao động đảm bảo yêu cầu pháp luật và thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng, xây dựng Công ty phát triển bền vững.

Về tài sản.

a. Xây dựng mức dự trữ tiền hợp lý

Việc tăng mức dự trữ tiền ở mức hợp lý sẽ giúp công ty giải quyết tốt các hoạt động mua hàng cũng như tăng mức đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Đồng thời, việc công ty tăng và duy trì một mức dự trữ tiền mặt hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích.

b. Giảm lượng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn

Để giảm lượng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn cần có các chính sách bán hàng tốt, giảm chi phí tồn trữ hàng trong kho, chi phí đặt mua hàng nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của công ty.

Về nguồn vốn

Giảm nợ phải trả xuống mức hợp lí và tăng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn, để làm được việc này công ty cần có những chính sách trả nợ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, khi đó vốn chủ sở hữu sẽ tăng.

Về hoạt động kinh doanh

Mặc dù năm 2012 so với năm 2011 thì chi phí giảm, thể hiện được khả năng sử dụng và quản lý chi phí có hiệu quả tuy nhiên công ty cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh.

- Về giá vốn hàng bán: Áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát giá vốn hàng bán của công ty. Bắt đầu giảm chi phí từ khâu mua vào đến việc thường xuyên giám sát tất cả các dây chuyền trong quá trình sản xuất sản phẩm và chính sách lương phù hợp cho nhân viên, giảm chi phí sản xuất chung như: giảm chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,... không cần thiết. Như vậy sẽ tạo sản phẩm với giá thành đơn vị thấp và sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.

- Về chi phí bán hàng: Hạn chế những khoản chi tiêu không hợp lí, không cần thiết, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Về chi phí quản lý doanh nghiệp: Xây dựng định mức các chi phí hợp lý trong nội bộ.

PHẨN III: KẾT LUẬN

Nhìn chung, qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dệt may Huế, em cũng phần nào hiểu được tình hình tài chính của công ty, và hiểu được cách phân tích báo cáo tài chính của một công ty, để đưa ra một lời nhận xét về tình hình tài chính của một công ty là xấu hay là tốt thật sự không phải là dễ, chúng ta muốn đưa ra

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dệt may huế (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w