Phần thực nghiệm

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiêm trong dạy học môn tiếng việt ở trường tiểu hoc (Trang 27 - 39)

1. Đối tượng địa bàn thực nghiệm:

Thực nghiệm đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả lớp 3” được tiến hành ở học sinh khối 3 chủ yếu là lớp 3B của tôi đang dạy. Đây

là lớp có số học sinh trung bình chiếm phần nhiều, nhân dân đa số sống bằng nghề nông, một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy về trình độ cũng như sự quan tâm đến việc học tập của con cái còn bị hạn chế. Học sinh còn nhút nhát, thụ động chưa có mạnh dạn.

2. Mục đích thực nghiệm:

Thông qua thực nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp đã đề ra trong quá trình dạy chính tả.

Qua thực nghiệm nhằm xem xét tính khả thi của việc vận dụng các biện pháp trong quá trình dạy chính tả.

3. Nội dung trọng tâm của thực nghiệm:

- Soạn giáo án một bài chính tả (so sánh) theo các biện pháp đã đề xuất - tổ chức dạy ở lớp 3B.

- Quan sát, kiểm tra và xử lí các kết quả thu được qua tiết dạy. - So sánh, đối chiếu để rút ra kết luận sư phạm.

4. Sự chuẩn bị của giáo viên:

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Thực hiện đề tài

Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 3. Bài dạy : Chính tả ( so sánh )

Phân biệt l/n

Bài viết : Nghe lời chim nói

I. Mục tiêu giúp học sinh

- Viết đúng chính xác, đoạn 2 của bài “ Tiếng đàn” - So sánh phân biệt các tiếng có phụ âm r/gi/d.

- Phối hợp viết đẹp, nhanh

II. Chuẩn bị

GV : - bảng phụ, phiếu bài tập

- Chọn và phát âm thật chuẩn những từ, tiếng khó có phụ âm đầu r/gi/d.Các thanh hỏi - ngã

- Tìm hiểu nghĩa chính của các từ cần so sánh HS : - Xem trước bài ở nhà

- Tìm những từ, tiếng cú phụ âm r/gi/d. và cỏc thanh hỏi – ngó thay đổi trong bài viết.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Ổn định tổ chức

B. Kiểm tra bài cũ Gọi HS lên bảng kiểm tra

Hai HS lên bảng làm bài xem em nào làm đúng

- Điền vào chỗ trống : l/n ; ..l.im dim, ..n..ằm im, ..n..áo động, hỗn ..l..áo, béo ..n..úc ..n..ích, ..l..úc đó, ..n..ảy sinh.

- GV nhận xét ưu khuyết điểm của bài cũ

- Tuyên dương một số em viết đúng chính tả, sạch sẽ. - Nhắc nhở một số em viết sai.

- Giáo viên nhận xét chung bài cũ

C. Bài mới 1. Giới thiệu bài

Ở địa phương chúng ta việc phát âm các chữ có phụ âm đầu r/gi/d còn bị lẫn lộn nhiều, cụ thể trong những lỗi chính tả mà lớp ta thường mắc là phụ âm l/n và các thanh hỏi/ngó. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em phân biệt r/gi/d để viết chính tả cho đúng hơn.

- GV ghi tên bài lên bảng Chính tả ( So sánh )

Phân biệt phụ phụ âm r/gi/d.

* GV đọc mẫu bài viết

- cho hs tìm hiểu nội dung bài viết

* GV giảng qua về nội dung của bài văn:

- Bài văn ca ngợi tiếng đàn của một cô bé “Thủy” thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên thật nhẹ nhàng thành bình, dễ chịu.

- HS đọc lại đoạn viết

* hướng dẫn HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. + ra, rụng, mát rượi, rủ, giấy, dân, giờ.

* Hướng dẫn học sinh so sánh , phân biệt nghĩa của từ. - GV đọc câu đầu : tiếng đàn bay ra vườn

- GV hỏi : trong câu cô vừa đọc từ nào có phụ âm đầu là “r”? < có tiếng “ra” trong từ ra vườn>.

GV kẻ bảng so sánh trên bảng để hs nắm và phân biệt được nghĩa của từ đó.

r gi d

ra gia da

Gv phân biệt từng nghĩa của từ trong cột.

- Ra (đi ra) chỉ những bước chân của người, động vật -> di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.

- Gia : (gia đình) chỉ gộp tất cả những người trong một nhà. da dẻ, da thịt: chỉ 1 bộ phận bên ngoài của con người.

- các em tìm xem tiếng nào ghép với tiếng ở mỗi cột để tạo thành từ có nghĩa. - Gv viết vào bảng so sánh.

r gi d

Ra : ra vào, ra vườn, đi ra Gia: gia đình Da: da thịt, da dẻ, cặp giả da

+ GV phát âm: “ra” ; “gia”; “da”

+ Hs phát âm lại, sửa chữa cách phát âm sai.

- Tiếp tục Gv hướng dẫn Hs phân biệt so sánh các từ còn lại vào trong bảng so sánh

* Nội dung bảng phân biệt so sánh sau:

r gi d

Ra : ra vào, ra vườn, đi ra Gia: gia đình Da: da thịt, da dẻ, cặp giả da

Rụng: lá rụng, rụng dời Dụng: đồ gia dụng, sử dụng

Rượi: mát rượi

Rủ: liễu rủ, rủ nhau Dủ: dủ nhau,

Giấy: tờ giấy, giấy ăn, giấy lên

Dân: dân làng, dân dã,…

3. viết bài:

- Gv nhắc Hs kkhi ngồi viết, cách cầm bút, để vở tầm nhìn. - Soát lổi: cho Hs đổi chéo vở để soát lỗi.

4. Chấm, chữa bài.

- Gv thu 5-7 quyển vở để chấm tại lớp. - Nhận xét bài viết của Hs

5. Luyện tập

Bài 1: Gọi Hs đọc y/c trên bảng - 2 Hs đọc y/c

- Điền vào chỗ chấm r/d hay gi

- Gv nêu lại y/c và cho lớp thảo luận theo nhóm.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả của mình

Hoa….ấy đẹp một cách …..ản…..ị. Mỗi cánh hoa …..ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc …..ực …..ỡ. Lớp lớp hoa …..ấy…..ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn …..ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Sau khi Hs làm bài xong trong nhóm so sánh đối chiếu bài làm của bạn trên bảng; chữa từng tiếng, rút ra nhận xét chung.

Đó là toàn bộ nội dung phần bài làm của Hs trên bảng và các nhóm làm trong phiếu bài tập.

- GV phát cho mỗi học sinh một phiếu bài tập để Hs tự làm, làm với nội dung sau:

Ghi “Đ” vào mỗi ô trống bên cạnh những trường hợp viết đúng chính tả, ghi “S” vào ô trống bên cạnh những trường hợp viết sai chính tả.

...ong ….uổi ...ong ….uổi ...ong chơi thong ….ong cười rũ dượi lá vàng dụng nhiều trống ….ong cờ mở gánh hàng ….ong trống ….ong cờ mở cười rủ …..ượi

nói chuyện rên gỉ

lá vàng rụng nhiều

Thu phiếu kiểm tra – nhận xét cho điểm.

6. củng cố dặn dò.

Nhận xét tiết học. * Học ghi nhớ.

- Thu vở của học sinh về nhà chấm tiếp. V. các dạng bài tập.

1. dạng 1 : lựa chọn những cặp phụ âm đầu dễ lẫn để điền vào chỗ trống. a, Điền " ch '' hay " tr '' vào chỗ chấm.

- bức ....anh đẹp quá, quả ....anh, …..anh nhau, …..anh cướp …

- ...im chóc, ...ông...ênh, ...ơi vơi, ...ong...ẻo, ...ình độ, ...uyền thống, buổi….iều, thủy…..iều, ….iều chuộng, ngược ….iều, cây …e.

- ….ào nấu, lịch …..ử, đối…..ử, xa lắc ….a lơ.

- ...em ...ét, ...úc tiến, gia ...úc, ...ức ...ống, nước ...ôi, ....sản ...uất, ….ao ….uyến, sáng …uốt, xanh ….ao v.v..

c, điền " l " hay " n " vào chỗ chấm.

- ....ong ...anh, ...ấp ...ánh, ...ong ...ia, ....òe ...oẹt, …ao động, hỗn ….áo. - ....óng ...ảy, …..iềm ..ở, ...ức ....ở, ...ành ...ặn, ….ao…ung, lanh …..ảnh.

- ...ịch sự, ...ên thơ, ...ên ....ớp, ...ên người, ….ông dân, ….ón lá. d, điền "r", "gi", "d" vào chỗ chấm.

- dở ....ang, ...ang sơn, cơm ...ang, ca ...ao, …ạy học.

- ... ao thông, ...ao vặt, ...ám nghĩ, ...a vào, ...a đình, …..eo hò, …..eo hạt.

- ...a dẻ, ...ải ...ác, ...ám nắng, ...ải thưởng, cái …ổ. - ...ầu hỏa, ...ây điện, ...ầu rĩ, dói ...ầu, ....ẻ ...ách.

2. dạng 2: lựa chọn các vấn đề làm để điền vào chỗ trống cho thích hợp. * điền vào chỗ chấm iu, êu, ưu, ui, ươi, iết, iếc, ưi, ai, ay, eo, oe, oẹt. - t.... thân, ch... khăn th ..., hũ r…., khăn thêu t….., m….mặc. - con quạ k..., kh... vũ, m... sinh, mèo k…m….meo. - cao l... đ..., chai r..., l... luyến, quả l... - v... thư, v... làm, v...vẻ.

3, dạng 3: tìm những từ để phân biệt giữa những chữ có phụ âm đầu dễ lẫn. A, phân biệt ng / ngh / g / gh.

- ...ỉ ...ơi, ...on lành, ...ẫm ...ĩ , ….. vấn.

- ...ĩ ...ợi, ...e ...óng, ...ày ...ỉ, ...oe ...uẩy..v.v..

- ...ập ....ềnh, ... ồ ...ề, ...ọn ...àng, ...ần ...ũi, ….oằn….èo,... ỡ ...àng, ...úng ...oẳng..v.v..

B, Tìm những từ phân biệt giữa "ra", "da", "gia" - Ra: ra vào, ra sức, ra rả, ra vẻ.

- Da: da thịt, da dẻ. da diết. - Gia: Gia đình, gia súc, gia tăng

V. Vận dụng các biện pháp đề xuất để dạy chính tả:

Từ việc chọn và nghiên cứu đề tài này, tôi đã vận dụng các biện pháp đề xuất để dạy chính tả như sau:

Trong dạy chính tả, nhất là chính tả so sánh, khi dạy cho học sinh, tôi cần xác định dạy cho học sinh ở địa phương mình những lỗi nào mà học sinh hay mắc phải nhất là để luyện chính tả cho các em. Đối với các bài tập chính tả luôn sử dụng tối đa phương pháp có ý thức tức là ở mỗi trường hợp chính tả cần xây dựng cho học sinh những quy tắc, hoặc các “mẹo luật” chính tả tương ứng.

Trường hợp các cặp phụ âm đầu dễ lẫn lộn giáo viên nên kết hợp dạy nghĩa của những cặp từ đó, để học sinh dễ phân biệt.

Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả, chúng ta không thể chỉ rèn luyện cho học sinh ở các giờ chính tả mà cần chú ý rèn luyện chính tả ở tất cả các môn học bằng việc kết hợp các biện pháp đã nêu trên.

Ví dụ: Giờ trả bài tập làm văn, tôi đã chú ý chữa lỗi chính tả mà học sinh viết sai, khi chấm bài có những từ, tiếng học sinh viết sai lỗi chính tả, tôi đã gạch dưới những từ và tiếng đó. Đến khi trả bài cho học sinh tôi phải hướng dẫn các em tự chữa lỗi sai đó rồi đọc lại trước lớp.

Giáo viên còn hướng dẫn về nghĩa và quy tắc viết của những từ, tiếng mà học sinh viết sai để từ đó giúp các em hiểu và biết cách viết đúng.

Khi chấm bài toán cho học sinh giáo viên cũng phải chú ý đến lỗi chính tả mà học sinh viết sai trong câu lời giải, danh số, có thể gạch chân dưới những từ đó và hướng dẫn học sinh tự chữa.

Khi dạy môn “luyện từ và câu” cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ để viết đúng các từ đó.

Khi dạy bài tập đọc giáo viên chú ý việc học sinh phát âm những vần khó, hay lẫn và hướng dẫn cho học sinh đọc đúng những chữ có phụ âm đầu dễ lẫn như: l/n, ch/tr, s/x ,r /d /gi....

Ngoài ra ở những môn học khác khi học sinh viết hoặc nói sai chính tả, giáo viên cũng uốn nắn luôn cho các em mới thấy được mình đã nói sai hoặc viết sai. Từ đó giúp các em nói và viết đúng chính tả.

VI. Kết quả thực nghiệm:

Sau một thời gian vận dụng các biện pháp đề xuất vào dạy học chính tả, khảo sát bài viết trên các vở ghi của học sinh thì thấy lỗi chính tả đã giảm đi rất nhiều so với đầu năm và cụ thể nhất là trong tiết chính tả dạy thực nghiệm kết quả có phần cao hơn hẳn so với những tiết dạy thông thường trên lớp như đã khảo sát.

*Kết quả thực nghiệm như sau:

Tên bài Tổng

số bài

Tổng số lỗi

Trong đó sai

Phụ âm đầu Vần Âm cuối Than h

Chính tả 30 15 10 3 2

Tập làm văn 30 19 7 5 4 3

Vở ghi khác 30 17 9 6 2

Qua kết quả ta thấy rõ dạy chính tả kết hợp với các biện pháp đã nêu, giúp học sinh viết chính tả chính xác hơn.

C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào cơ sở lý luận và quá trình thực nghiệm để thực hiện dạy một tiết chính tả ở lớp 3.

Nội dung trọng tâm là rèn luyện kỹ năng viết và phân biệt phụ âm đầu l/n ; r/gi/d thông qua việc sử dụng một số phiếu học tập cũng như các môn học khác, tô đã phát hiện được rằng : đây là 1 hình thức nhằm tích cực hóa hoạt động tính tư duy chủ động của học sinh. Điều này là yêu cầu cần thiết phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của các em.

Bởi vậy người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện và sâu sắc.

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy việc nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả là rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trường nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.

Là giáo viên muốn nâng cao chất lượng việc dạy – học chính tả, việc giúp học sinh có hệ thống quy tắc, các mẹo luật chính tả là vô cùng quan trọng. Để học sinh nhớ được các quy tắc, các mẹo trên một cách khái quát thì giáo viên nên cho học sinh làm một số các dạng bài tập chính tả để củng cố và rèn luyện trí nhớ cho học sinh. Việc làm này phải được thực hiện thường xuyên không phải chỉ có ở giờ chính tả. Không những thế, muốn thực hiện được như trên, trước hết người giáo viên phải tự xác định lại vai trò của mình ở lớp học, phải tìm hiểu thực trạng của việc dạy chính tả hiện nay ở địa phương ( lớp mình dạy) để chọn ra cho mình phương pháp dạy cho thích hợp, giúp học sinh viết chính tả đúng hơn.

Trên đây là những vấn đề tôi đã nghiên cứu. Song do thời gian còn hạn chế cũng như phương tiện, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu còn thiếu nên chắc chắn sẽ còn những thiếu sót.

Việc này tôi rất mong cấp trên có biện pháp hỗ trợ để giúp đỡ thế nào để tạo nhiều thời gian làm bài tập chính tả được nhiều hơn so với phương pháp cũng như trong Sách giáo khoa hiện hành. Làm như vậy để có nhiều thời gian

thực hành để áp dụng vào các môn học khác đảm bảo chữ viết của các em sẽ có tiến bộ hơn.

Tôi rất mong nhận được sự đóng góp trân thành của các đồng chí đồng nghiệp, để tôi có thêm kiến thức sâu rộng hơn, để trong quãng thời gian phục vụ cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.

Chương Dương, ngày 23 tháng 04 năm 2013.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Tài liệu tham khảo:

1 - Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đạo của tác giải Đỗ Xuân Thảo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I – 1994

2 - Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

PTS: Lê Phương Nga - Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I - 1994.

3 - Giáo trình Tiếng Việt 3,4

Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 1997.

4 - Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 3

5 - Dạy học chính tả ở Tiểu học

Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo

6 – Chuyên đề về luyện phát âm và làm các dạng bài tập đúng các phụ âm l/n; tr/ch; r/d/gi.

Ý kiến của hội đồng khoa học cơ sở: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… XÁC NHẬN CỦA THỦ

TRƯỞNG CƠ QUAN

Chương Dương, ngày 23 tháng 0 4 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiêm trong dạy học môn tiếng việt ở trường tiểu hoc (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)